- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân và cách chữa bệnh quai bị
Theo y học cổ truyền, quai bị còn gọi là bệnh "trá tai", dân miền Nam thì gọi nôm na là "sưng má ông Địa".
Nguyên nhân
Theo Tây y, quai bị là bệnh nhiễm khuẩn cấp do virus gây viêm tuyến nước bọt, tuyến sinh dục, tụy và màng não. Bệnh lây qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành, dễ gây thành dịch nhỏ. Bệnh phổ biến ở trẻ 5-10 tuổi. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu để chữa, kháng sinh không có tác dụng. Biến chứng do quai bị ít, song nặng nề, có thể gây vô sinh với trẻ em trai sau này do viêm tinh hoàn, gây đái tháo đường do viêm tụy lâu dài.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm (nhưng nhiều nhất vào đông - xuân), đối tượng nhiễm bệnh thường là thiếu niên đang tuổi đi học.
Còn theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây quai bị là do phong tà từ ngoài lấn vào, thấp nhiệt nung nấu ở trong là chủ yếu. Phong tà nhiệt độc tụ ở bộ phận đầu mặt, hai bên dưới tai, có triệu chứng đau như sưng trướng, lợm nôn thổ hoặc kèm theo tinh hoàn sưng đau, đó là liên quan tới 3 kinh dương: vị, đởm và bàng quang. Nói chung đây là nhiệt chứng, thực chứng nhưng vì dễ truyền nhiễm, lây nhau cho nên cần chú ý cách ly.
Chữa trị
Để điều trị bệnh quai bị phải dùng phương pháp thanh nhiệt giải độc, có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây: long đởm thảo, liên kiều, hoàng cầm, sơn chi tử, bản lam căn, hạ khô thảo (đều 12g), cam thảo 6g. Cho các vị thuốc vào 750 ml nước sạch, sắc kỹ còn 500 ml thuốc, chia uống 3 lần trong ngày; mỗi ngày sắc uống 1 thang. Uống liền 7 ngày.
Bài 2: đại thanh diệp, ngân hoa đằng, xa tiền thảo, bồ công anh, hạ khô thảo, sài hồ (đều 30g), thăng ma, hoàng cầm, liên kiều, ngưu bàng tử, bạc hà (đều 12g). Cách sắc, uống và liệu trình điều trị giống như bài 1.
Hoặc dùng bài 3 gồm: hạ khô thảo, bản lam căn, bồ công anh (đều 12g), triết bối mẫu, huyền sâm, ngưu bàng tử, tử hoa địa đinh (đều 9g), chế thiên trùng, sài hồ, bạc hà (đều 6g), thuyền thoái, thăng ma (đều 3g). Cách sắc, uống và liệu trình điều trị giống như trên.
Ngoài ra, dùng 15g bột thanh đại trộn với giấm, hoặc như ý kim hoàng tán bột với nước chè bôi ngoài chỗ sưng đau (mang tai) ngày 3 - 5 lần.
Để phòng bệnh quai bị, vào mùa dịch lưu hành có thể dùng bài thuốc dự phòng như sau: bản lam căn 12g, quán chúng 8g, cam thảo 4g. Cho vào 300 ml nước, sắc còn 200 ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 3 ngày liền có tác dụng phòng bệnh. Trường hợp đã mắc bệnh, uống bài thuốc này bệnh trạng sẽ giảm đi, không bị kịch phát.
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với người mắc quai bị. Sau đây là các đồ ăn, thức uống có lợi cho người mắc quai bị. Về đồ uống: nên uống nước tang diệp song hoa với các thành phần: tang diệp (lá dâu) 50g, kim ngân hoa 50g, hoàng cúc hoa (hoa cúc vàng) 50g, mật ong 200 ml.
Cho tang diệp, cúc hoa, kim ngân hoa đã rửa sạch vào nồi, đổ vào 2 lít nước sạch đun kỹ (nhỏ lửa) trong 30 phút, gạn (hoặc lọc) lấy nước trong, bỏ bã, rồi đổ 200 ml mật ong vào khuấy đều, đun sôi trong 5 phút bắc ra. Uống thay nước trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sơ phong tán tà. Bệnh nhân nặng, nhẹ đều uống được.
Về thức ăn: nên ăn cháo ngư tinh thảo, đậu xanh với các thành phần: ngư tinh thảo (diếp cá) 50g, đậu xanh bỏ vỏ 50g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, đường hoặc muối, mì chính đủ ăn tùy theo sở thích ăn cháo ngọt hay cháo mặn. Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ 1 lít nước vào hầm kỹ thành cháo nhuyễn. Khi cháo vừa chín, cho diếp cá đã rửa sạch thái nhỏ vào, đun sôi thêm 5 phút, rồi cho đường hoặc muối, mì chính vừa ăn theo sở thích. Ăn cháo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán kết thích ứng với người bệnh quai bị.
Hay món canh trứng rau cải: trứng chim bồ câu (hoặc trứng chim cút) 10 quả, rau cải 200g, dầu ăn (tốt nhất là dầu hạt cải), gừng, hành, mì chính vừa đủ ăn. Rau cải rửa sạch, cắt khúc, trứng chim đập vào đánh tan đều, hành cắt khúc, gừng đập dập. Đổ dầu vào chảo, tráng trứng mỏng, cho nước vào đun sôi, cho rau cải, gừng vào nấu chín rồi cho muối, mì chính, bắc ra cho hành vào làm canh, ăn nóng với cơm. Canh này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân chỉ khát thích ứng với bệnh nhân quai bị, sốt, má sưng, miệng lưỡi khô, tiểu tiện vàng ít.
Theo Thanh Niên
- Dấu hiệu bé bị tự kỷ (15:56:00 02/04/2008)
- Kinh nghiệm chọn người trông bé (15:45:00 02/04/2008)
- Vệ sinh tai cho bé (13:33:00 02/04/2008)
- Kinh nghiệm làm mẹ (09:05:00 02/04/2008)
- Tìm nguyên nhân đau bụng của bé (09:03:00 01/04/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |