- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Dấu hiệu bé bị tự kỷ
Trong khi nhiều em bé tự kỷ rất khó chữa bệnh này do được phát hiện quá muộn thì một số cháu khác lại bị điều trị nhầm.
2 tuổi, bé Trung (Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa biết nói, cũng không tỏ ra tình cảm với bố mẹ, người thân. Ai gọi, hỏi, bé cũng lờ đi không thèm quay lại nhìn. Bé cũng hiếu động một cách thái quá, hay đập phá đồ đạc, đánh, cắn người khác.
Cảm thấy có gì không ổn, chị Hoa mẹ cháu muốn đưa con đến bác sĩ, nhưng cả gia đình phản đối. Mẹ chồng chị bảo: "Bố nó cũng 4 tuổi mới biết nói, có sao đâu. Con trai phải cá tính nghịch ngợm như thằng này thì mới tốt". Bé Trung ngoài 3 tuổi mới được đưa đến chuyên gia tâm lý và được xác định là tự kỷ.
Những trường hợp tự kỷ được phát hiện muộn như bé Trung rất phổ biến. Theo bà Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian tốt nhất để điều trị tự kỷ là 18 đến 36 tháng tuổi. Quá thời gian này, các biện pháp can thiệp đem lại rất ít hiệu quả.
Do vậy, các bà mẹ cần sớm lưu ý đến những biểu hiện không bình thường của con để đưa đến bác sĩ. Bé tự kỷ có những biểu hiện sau:
Bé sinh non dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và nguy cơ này càng cao ở những bé sinh ra bị thiếu cân trầm trọng. Các nhà khoa học thuộc Đại học McGill (Canada) đã rút ra kết luận này sau khi nghiên cứu. Cuộc nghiên cứu cho thấy 1/4 bé sinh non đã có những biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ và nguy cơ này cao nhất ở những bé sinh ra nhẹ ký nhất. Ngoài ra, những bé sinh non còn gặp khá nhiều vấn đề về sức khỏe và thường dễ ốm đau. Theo Thanh Niên
Khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ: Chậm nói (Bé 16-17 tháng phải nói được các từ đơn), hoặc biết nói sớm nhưng sau đó lại thôi. Bé không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Khi được hỏi, nhiều bé không trả lời được mà nhại lại câu hỏi một cách máy móc (chẳng hạn, hỏi "cháu tên gì" thì cũng đáp là "cháu tên gì").
Khó giao tiếp và tương tác: Không nhìn vào mắt người khác là một triệu chứng điển hình của tự kỷ. Bé không giao tiếp, không biểu hiện tình cảm ngay cả với mẹ (không hề bám mẹ). Những em bé bình thường khi 9-10 tháng tuổi nếu ở cạnh bé khác thường có động thái làm quen như cười, chạm vào bạn, xin - cho đồ chơi hay thức ăn; nếu thấy thích thú điều gì thì muốn chia sẻ với người khác (như khoe áo đẹp)... nhưng bé tự kỷ không thế.
Khó khăn trong các trò chơi hoạt động, cần sự tưởng tượng: Việc hướng dẫn bé tự kỷ biết chơi một trò nào đó thường rất gian nan. Bé không biết dùng đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném, hoặc chơi không đúng chức năng.
Tác phong lặp đi lặp lại: Bé tự kỷ rất máy móc, chẳng hạn nếu mẹ dẫn đi nhà trẻ nếu vòng qua một cái cột điện thì lần sau nhất thiết cũng phải đi như vậy. Nếu phải thay đổi, bé sẽ phản ứng dữ dội như gào khóc, cắn cấu. Bệnh nhân tự kỷ cũng hay có các hành vi lặp đi lặp lại như vê tay, vặn tay, vặn người, nhón chân...
Ít có khả năng chăm sóc bản thân: Bé thường khó khăn trong việc tự phục vụ mình như đi tất, đội mũ, mặc áo, vệ sinh... Cử chỉ, thao tác luôn lóng ngóng, vụng về.
Phần lớn các bé tự kỷ thường hiếu động thái quá, do không có khả năng hình dung ra sự nguy hiểm nên hay có những hành động "đáng sợ" như trèo lên đứng vắt vẻo trên lan can... Ngược lại, một số ít bé có xu hướng thu mình, ít vận động.
Với một số bé "thần đồng" như sớm biết làm toán, đọc chữ, nói tiếng Anh..., cha mẹ cũng nên nghĩ đến tự kỷ nếu có các biểu hiện vừa nêu trên. Ở bé tự kỷ, những khả năng đặc biệt đó thường tự biến mất sau một thời gian.
Các triệu chứng tự kỷ thường bộc lộ rõ từ 2 tuổi, nhưng thực ra nếu tinh ý, trong nhiều trường hợp, các bà mẹ có thể phát hiện những bất ổn của con mình sớm hơn nhiều, thậm chí trước 1 tuổi, nhất là biểu hiện thờ ơ với mọi người xung quanh, không giao tiếp bằng mắt, không phản ứng khi được gọi hay hỏi chuyện.
Một người mẹ mang con đến phòng khám cho biết: "Tôi đã thấy cháu không bình thường từ lúc 6-7 tháng, khi chơi với con mà nó không thèm nhìn mẹ, hỏi gì cũng lờ đi, nhưng hễ nghe tiếng quảng cáo trên TV là quay ngoắt lại nghe vô cùng chăm chú". Nhưng vì không biết đến bệnh tự kỷ, lại hy vọng bé lớn lên sẽ khác nên chị đã không đưa con đi khám sớm.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bé bị chẩn đoán và điều trị tự kỷ nhưng lại không mắc bệnh này. Trường hợp bé Bình, 4 tuổi, ở Hà Tây là một ví dụ. Thấy con không thích giao tiếp, hầu như không nhìn vào mắt người đối thoại, gia đình nghĩ bị tự kỷ nên đưa đi khám ở một bệnh viện trung ương. Do bệnh nhân quá đông, bác sĩ không xem xét kỹ và kết luận ngay là bị bệnh này.
Điều trị cùng nhóm bé tự kỷ một thời gian, thấy con không khá hơn, mẹ bé Bình đưa con đi khám ở chỗ khác. Các chuyên gia dành thời gian hỏi han, chơi cùng cháu và nhận thấy khi đã quen, Bình vẫn có giao tiếp bằng mắt, có nói chuyện và thể hiện sự thích thú. Cháu được chẩn đoán là rối loạn cảm xúc và điều trị theo hướng này, kết quả rất tốt.
Tương tự, nhiều trường hợp khác được chẩn đoán tự kỷ nhưng thực ra là chậm phát triển tâm thần hoặc tăng động, giảm chú ý. Việc điều trị cho các bé theo hướng tự kỷ sẽ khiến tình hình tệ thêm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần.
Thực ra, khó xác định chẩn đoán tự kỷ trước 18 tháng tuổi. Và để khẳng định bệnh này, cần làm một số trắc nghiệm với sự tham gia của các chuyên gia về tâm thần học. Tuy nhiên, nếu lưu ý sớm các biểu hiện không bình thường của con và nói với bác sĩ, bé sẽ có cơ hội được chẩn đoán và điều trị kịp thời không chỉ tự kỷ mà cả các vấn đề tâm thần khác.
Theo VnExpress
- Kinh nghiệm chọn người trông bé (15:45:00 02/04/2008)
- Vệ sinh tai cho bé (13:33:00 02/04/2008)
- Kinh nghiệm làm mẹ (09:05:00 02/04/2008)
- Tìm nguyên nhân đau bụng của bé (09:03:00 01/04/2008)
- Dấu hiệu bé bị thiếu máu (15:33:00 30/03/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |