- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Khổ vì bữa ăn của con
Qua nhà chị láng giềng vào giờ cơm, tôi thấy cảnh chị và bé Nuna đang "đánh vật" với một bãi chiến trường gồm 3, 4 bát, đĩa thức ăn khác nhau và một đống đồ chơi.
Chị than "Hôm nào cũng phải làm ra 3, 4 món khác nhau. Nuna có tật ăn chậm, lại rất "khảnh". Mà có khi lụi hụi làm cả buổi mà con bé cũng không ăn lấy một miếng nào. Khổ vì cái chuyện ăn uống lắm cơ".
Việc chế biến nhiều món cho một bữa của bé, hầu mong bé ăn cho đủ bữa chỉ là một trong số nhiều "chiêu" của những bà mẹ có đứa con lười ăn. Giờ ăn của bé trở thành sự căng thẳng, mệt nhọc cho các bà mẹ.
Trăm phương nghìn kế
Chị Minh tâm sự: "Nhiều khi, mình không kìm chế nổi. Mình cứ phải quát thì con mình mới chịu nhai, không thì nó cứ ngậm thức ăn mãi không thôi. Có khi xem hết cả một đĩa phim mà vẫn chưa xong một bát cháo".
Tại những khu dân cư tập trung như chung cư chẳng hạn, cứ đến giờ chiều, bạn có thể bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc là một đứa bé chạy trước, bà hoặc mẹ hoặc cô giúp việc tay bê bát, tay cầm khăn chạy lẽo đẽo theo sau. Kèm theo đó là những câu dỗ dành hay đe nẹt…
Còn chị Hương làm việc ở FPT thì suốt ngày phải lùng bằng được các đĩa quảng cáo có tiết tấu sinh động để bé xem trong giờ ăn thì mới gọi là "hiệu quả".
Theo tâm sự số đông các bà mẹ thì các chị vừa phải đi làm, chiều về đón con, lo cho con ăn rồi còn dọn dẹp nhà cửa cơm nước nên chuyện ngồi chực đút từng thìa cơm cho con là điều "kinh khủng". Mà bé không chịu ăn hay ăn ít thì các chị lại cứ lo bé ốm, không đủ sức chơi, sức lớn.
Đã thế thêm gánh nặng tâm lý của các bà mẹ Việt Nam là các bé phải mũm mĩm mới là xinh. Thế là các chị nghĩ ra trăm phương nghìn kế để con mình "hợp tác" trong giờ ăn.
Giải pháp hữu hiệu
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, bạn đừng nên quá chú trọng vào chất lượng từng bữa ăn vì như thế bạn sẽ rất dễ rơi vào tâm trạng lo lắng đến quá độ.
Điều nên làm là có một chế độ theo dõi sức khoẻ định kỳ để chắc chắn rằng bé yêu của mình không thuộc nhóm suy dinh dưỡng, đồng thời kiểm tra các triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hoá, hấp thụ thức ăn của bé.
Các nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng, nếu bạn thực hiện những hành vi ép buộc, doạ dẫm hay răn đe nặng nề trong bữa ăn sẽ khiến cho bé càng thêm sợ bữa ăn, hơn thế nữa, bé có thể sẽ ghét/sợ/xa lánh người cho bé ăn dẫn đến việc bé càng biếng ăn hơn.
Những hành động và câu nói có tính chất "dụ dỗ" như "con ăn ngoan rồi mẹ sẽ cho con đi chơi/mua đồ chơi… "sẽ hướng tâm lý bé phát triển lệch lạc, về lâu dài bé sẽ lấy đó làm "vũ khí" cho riêng mình để áp đặt bố/mẹ và những người khác vào thế khó xử.
Vì sao các bé ngày càng ít "hào hứng" với bữa chính
Ngay từ ban đầu, nên tập cho bé thói quen ngồi ăn đúng chỗ, đúng giờ. Nếu bạn có nhiều thời gian, bạn có thể biến việc ăn và nấu nướng thành niềm vui cho hai mẹ con bằng cách sưu tầm những cuốn sách nấu ăn cho bé với những hình vẽ sinh động để hai mẹ con cùng làm, cùng ăn.
Quan trọng nhất là đừng cho con ăn vặt. Trong giờ ăn, bé có thể uống nước nhưng bạn không nên cho bé uống các loại nước ngọt, nước quả, sữa…
Tốt nhất là để bé cùng ăn với gia đình. Tuyệt đối không để bé vừa xem TV vừa ăn - đây là tiền đề cho bệnh đau dạ dày và những thói xấu khác. Đồng thời các tình tiết trên màn hình sẽ khiến bé không còn tập trung vào việc ăn, dẫn đến việc không nhai, ngậm thức ăn trong miệng lâu hơn.
Trong giờ ăn, nên nói chuyện với những chủ đề "vô thưởng vô phạt" để giờ ăn được thư giãn, nhẹ nhàng.
Bữa ăn chỉ nên kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và bạn phải tuyệt đối tuân thủ điều này. Ví dụ như 20- 30 phút là kết thúc bữa ăn.
Bạn nên cho con một phần ăn vừa phải và nếu bé ăn hết trong khoảng thời gian đã định ra thì bạn nên để bé nhận thấy là bạn vui, tán thưởng là bé đã làm tốt như thế nào.
Bạn cũng có thể lập thời gian biểu cho con và thực hiện nghiêm túc. Ví dụ như ăn chiều 30 phút, sau đó đi dạo ở công viên 30 phút… Và bạn cần giải thich cho con rằng, nếu thời gian ăn quá nhiều bé sẽ không còn đủ thời gian để làm những việc khác thú vị hơn.
Theo Tư Vấn Tiêu Dùng
- Dưỡng chất tăng trưởng chiều cao (16:21:00 12/08/2008)
- Sử dụng dầu và mỡ cho bữa ăn của bé (13:37:00 11/08/2008)
- Đồ ăn nhẹ cho bé từ 3-5 tuổi (14:40:00 05/08/2008)
- Cần bằng nguồn dinh dưỡng cho bé (08:02:00 04/08/2008)
- Cách trị biếng ăn (00:36:00 29/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |