Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thực phẩm cần tránh cho bé

15:23:30 16/08/2008

Để bé ham ăn và mau lớn, bạn nên thường xuyên thay đổi khẩu vị và đa dạng thực đơn hàng ngày cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đêu tốt.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, bạn nên thận trọng và tránh những loại thực phẩm có thể khiến bé dị ứng hoặc gây hại cho bé.

Thực phẩm nên tránh với bé từ 4 đến 12 tháng tuổi

Cam quýt: Cho bé dưới 1 tuổi sử dụng cam quýt dễ gây nên tình trạng dị ứng thức ăn.

Trứng: Trứng cũng có thể gây dị ứng cho bé vì lòng đỏ trứng rất nhiều protein.

Tuy nhiên, trứng lại thuộc nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng lớn trong quá trình phát triển thể chất và trí não bé. Do đó, bạn nên sử dụng trứng cho bữa ăn của bé bắt đầu từ tuổi lên 2

Mật ong: Mật ong dễ gây ngộ độc cho bé vì là nơi ẩn náu của nhiều loại vi sinh không tốt. Dù vậy, mật ong lại hữu ích với người đã trưởng thành. Vì cơ thể người lớn có sức đề kháng với loại vi sinh này.

 
Ảnh: GettyImages 

Bột mỳ và các chế phẩm từ bột mỳ

Nhiều bà mẹ cho bé sử dụng ngũ cốc hay ăn ruột bánh mì khi bé mới được 6-8 tháng tuổi. Điều này thực sự nguy hiểm vì bé có thể dị ứng. Muốn cho bé dùng các sản phẩm chứa bột mỳ, bạn nên đợi đến khi bé lớn hơn 1 tuổi.

Tôm cua: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng bạn chỉ nên cho bé ăn tôm cua hay các loại động vật có vỏ cứng khác khi bé được khoảng 3-4 tuổi.

Các loại hạt: Nếu bạn không muốn bé bị ngộ độc hay gặp nguy hiểm vì ăn các loại hạt, hãy đợi khi bé lên 3. Bé có thể bị hóc khi cố gắng dùng tay bốc hạt và cho và miệng.

Sữa bò: Với bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu quý giá. Từ 6 đến 12 tháng bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho bé từ các loại sữa bột chuyên dụng.

Sữa bò chứa quá nhiều protein mà bé không thể hấp thu được. Trong sữa bò cũng tồn tại nhiều loại khoáng chất khác ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bé.

Những thực phẩm có nguy cơ dị ứng khác: Bạn phải nắm chắc được rằng bé có xu hướng dị ứng với những loại đồ ăn, đồ uống nào. Từ đó, bạn biết cách phòng tránh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Các thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ dị ứng cao với các bé dưới 1 tuổi bao gồm ngũ cốc, đậu nành, chocolate

Lưu ý chung:

Để tránh tình trạng bé bị hóc thức ăn, bạn nên cắt vụn hoặc say nhuyễn các loại rau củ như carrot, đỗ xanh đen… Hoa quả như nho, dưa hấu… nên cắt thành từng khoanh nhỏ cho vừa miệng bé. Với các loại thịt, bạn cần xay nhuyễn bằng máy sinh tố trước khi chế biến.

Không nên cho bé ăn khi đang đi trên tàu, xe… Cho ăn kiểu này bé rất dễ bị nôn trớ.

Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh vùng răng miệng hay vùng mắt cho bé.

Thực phẩm nên tránh với bé từ 1 đến 2 tuổi

Sữa ít chất béo: Trong giai đoạn này, bé cần một lượng chất béo nhất định để tăng trưởng và phát triển.

Những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao: Nếu bé có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó, bạn nên tránh. Trứng hay tôm cua và các loại hạt cứng, bạn có thể cho bé sử dụng tử 3 tuổi trở lên.

Các dấu hiệu nhận biết bé bị dị ứng thức ăn

Một số dấu hiệu ban đầu khi bé bị dị ứng hay cao hơn là ngộ độc thực phẩm bao gồm: nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, ho, phát ban, khó thở hoặc thở khò khè, mệt mỏi, ngứa ngáy, chảy nước mũi, quấy khóc.

Các triệu chứng này sẽ xuất hiện đơn lẻ hay đồng loạt sau khi bé ăn khoảng một vài giờ. Khi ấy, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám nhi càng sớm càng tốt.

Phương Thảo (theo Babycenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo