Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giai đoạn 6-9 tháng

07:27:30 04/07/2008

Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh và ít ngủ hơn trước. Bé thích học hỏi, khám phá và thích ứng nhanh với những sự thay đổi.

Đây là thời điểm để bé làm quen với các món ăn có hương vị mới hay các thức ăn có những thành phần trộn lẫn vào nhau.

Tập nhai

Khoảng 6-7 tháng, bé sẽ mọc những chiếc răng cửa đầu tiên. Các răng khác sẽ mọc trong vòng 5 tháng sau đó. Khi bé bắt đầu mọc răng, bạn có thể cho bé làm quen với các món ăn có dạng hạt nhỏ.

 
Ảnh: GettyImages

Vì bé sẽ tập nhai thức ăn bằng lợi nên bạn cần cho bé ăn thức ăn đã được nghiền nhỏ hay băm vụn... không cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn nữa vì sẽ làm bé lười nhai và không biết sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn cứng vào trong.

Nếu bé không thích ăn các thức ăn có nhiều hạt nhỏ trộn lẫn, bạn có thể tập dần bằng cách pha một ít sữa vào món ăn đã được nghiền nhuyễn hay không nên xay quá nhuyễn như trước đây.

Lượng sữa hàng ngày

Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, bé vẫn nên tiếp tục uống từ 500 đến 800 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày (không tính gộp lượng sữa chế biến kèm thức ăn dặm). Nếu bé bú ít hơn 500ml sữa mỗi ngày thì cần phải bổ sung vitamin A, C, D cho bé đến khi tròn 1 năm tuổi.

Có thể cho bé ăn các chế phẩm từ sữa như phomat, sữa chua... khi bé bắt đầu được 7-8 tháng và nên sử dụng loại dành riêng cho bé.

Các thực phẩm mới cho bé

Trứng: Trứng nấu chín là thực phẩm giàu chất bổ dưỡng và không mất nhiều thời gian chế biến. Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn trứng nấu chưa kỹ nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

Cá: rất tốt cho bé. Nên chọn các loại cá có chứa nhiều acid béo như cá hồi... Acid béo rất cần cho sự phát triển và hoàn thiện của não bộ. Bạn nên cẩn thận nhặt hết xương trước khi cho bé dùng.

Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn): Nên chọn loại thịt không có mỡ. Bạn có thể nấu thịt bò hay thịt lợn kết hợp với khoai tây và nấm rơm rồi xay nhuyễn...

Thịt gà: Thịt gà cũng rất tốt cho bé và hầu hết các bé đầu thích món này. Cách nấu như đối với thịt bò và thịt lợn.

Rau xanh: Đây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bé, chẳng hạn như hành tây, cần tây, cải bắp, cà chua, cải bó xôi, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, carrot, khoai tây, bí ngô...

Hoa quả: Giống như rau xanh, các loại quả cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như cam, táo, lê, bơ, chuối, xoài, nho (bỏ vỏ và hạt)...

Các loại đậu hạt: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành…bổ sung cho bé hàm lượng chất đạm và chất sắt. Đậu phụ có chứa đầy đủ các dưỡng chất có thể thay thế thịt bò, thịt lợn

Ngoài ra bạn có thể cho bé làm quen với các thực phẩm chế biến công nghiệp từ hạt ngũ cốc nguyên chất (snack hạt); bánh ngọt làm từ bột gạo…

Cho bé ăn chung với gia đình

Khi bé đã ngồi vững, bạn có thể dùng loại ghế dành riêng cho bé để bé có thể tham gia ăn cùng cả nhà (ghế cao, có chỗ dựa lưng và dây buộc an toàn - giúp bé thoải mái quan sát mọi vật xung quanh).

Bạn nên đặt ghế xa tường và dùng tấm lót (nhựa; nylon) dưới chân ghế để dễ dàng lau dọn thức ăn rơi vãi.

Ban đầu, bạn có thể giúp bé làm quen bằng cách cho bé ngồi chơi trên ghế mà vẫn đeo yếm và có bát ăn trước mặt. Tập cho bé bú bình sữa ở ghế để bé quen hơn.

Những khó khăn đầu tiên

Bé sẽ khó thích nghi ngay với chiếc ghế. Đây cũng là giai đoạn cả nhà bị bé quấy rầy, phiền hà. Bạn nên nhẹ nhàng với bé, khuyến khích bé tự xúc thức ăn. Có thể, những lần đầu bé sẽ làm rơi vãi và làm bẩn quần áo. Tuy nhiên, không nên vì thế mà tỏ ra bực bội, giận giữ với bé. Cả bé và bạn đều cần thời gian. Càng ngày, bé sẽ càng hoàn thiện kỹ năng ăn uống của mình và hòa nhập vào nhịp sống của gia đình.

Tham gia bữa ăn gia đình

Có thể bé ăn nhiều bữa khác nhau. Nhưng đến giờ ăn của cả nhà, bạn nên cho bé tham gia và xem bé như một thành viên trong bữa ăn. Bé sẽ nhận ra, ăn cùng mọi người là được trò chuyện vui vẻ và ăn những món ăn ngon.

Nước uống dành cho bé

Ở giai đoạn này nên cho bé uống nước đun sôi để nguôi sau khi ăn hoặc khi bé khát. Vì các loại nước đóng chai có nhiều muối khoáng – không tốt cho cơ thể bé. Các loại nước hoa quả đóng hộp có thể chứa nhiều đường - ảnh hưởng đến thận và răng của bé.

Bạn có thể ép nước cam, táo, lê rồi pha loãng cho bé. Các loại nước quả này có nhiều vitamin C giúp bé hấp thu các chất sắt tốt hơn.

Các bé đầu rất thích được tự mình uống nước bằng bình mỏ vịt. Khi bé đã cầm chắc, bạn nên cho bé tự cầm bình để uống. Nên sử dụng loại bình có 2 tay cầm, nắp đậy và có vòi gần giống với núm vú mà trẻ thường bú sữa. Kiểu bình này giúp hạn chế việc bé đổ nước uống lên quần áo. Sau một thời gian, bé có thể chuyển sang uống nước bằng cốc bình thường.

Lưu ý:

Không có bé ăn nhiều thực phẩm chứa gluten và chất xơ. Chú ý đối với trái dâu tây vì có một số bé thường bị dị ứng với quả này.

Không ép buộc bé ăn thức ăn mà bé không thích cũng như không nên ép bé phải ăn hết thức ăn khi đã quá no. Điều quan trọng là bé có ăn ngon miệng hay không, có thích món đó hay không.

Nển để bé tự cầm thìa và tự xúc ăn. Bé sẽ làm vấy bẩn quần áo và sàn nhà nên bạn nên để bé ăn xa tường nhà và có một tấm thảm (nhựa, nylon) lót dưới ghế của bé.

Không để bé ngồi ăn một mình. Nếu cho bé ngồi ghế cao thì nên thắt dây an toàn cho bé.

Uống các loại thức uống có vị ngọt bằng bình là nguyên nhân khiến bé bị sâu răng. Trước khi bé đi ngủ hoặc nếu bé có thói quen ngậm bình đi ngủ, bạn nên cho bé bú nước đun sôi để nguội.

 Theo CNDDCB

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo