- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Phản ứng khi ăn dặm
Khi mới bắt đầu làm quen với các thức ăn mới, bé yêu của bạn có thể sẽ gặp phải một chút rắc rối như dị ứng, rối loạn tiêu hóa…
Điều này sẽ gây trở ngại nhất định cho quá trình tăng cân của bé. Sau đây là một vài ý kiến của bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Báo Sức Khỏe & Đời Sống)
Phân lỏng
Nếu bé đi tiêu nhiều nước và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú... thì nên ngừng cho ăn ngay. Sau 2 tuần, bạn có thể bắt đầu tập lại cho bé ăn.
Nếu bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, bạn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn.
Dị ứng
Do phản ứng của cơ thể bé rất nhanh nên sau khi ăn, bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu của dị ứng: Da bé mẩn đỏ, bé bứt rứt khó chịu và ngứa…
Phòng tránh dị ứng cho bé:
- Không ăn 2-3 loại thực phẩm phối hợp để xác định thức ăn nào thực sự hợp với bé và thức ăn nào là tác nhân gây dị ứng.
- Nên tiến hành cách ly bé với thực phẩm gây dị ứng hoặc bố mẹ nghi là gây dị ứng. Chỉ tiến hành cho bé ăn lại các thực phẩm bị nghi là gây dị ứng sau vài tuần. Nếu tiếp tục có biểu hiện dị ứng thì cần loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn của bé hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
- Khi phát hiện có biểu hiện dị ứng với các thực phẩm quen thuôc, bạn cần kiểm tra xem thực phẩm đó còn tươi không, có ôi, thiu hay không?
- Cần phân biệt vết mẩn đỏ để lại quanh miệng bé (do quệt thìa khi ăn hoặc do lau miệng).
- Ăn mặn sau 7 tháng và ăn tanh sau 9 tháng.
Dị ứng sẽ bớt theo thời gian. Nhưng nếu cơ địa của bé quá nhạy cảm, bạn cần cho bé đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc nếu thấy cần thiết (nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ).
Những sai lầm thường gặp
- Pha sữa với bột hoặc pha sữa với nước hoa quả. Cách này làm cho bé không thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng hoặc các chất không hợp nhau gây khó tiêu hóa.
- Cho bé ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Khẩu vị của bé không hề giống với người lớn.
- Cho ăn quá nhiều chất bổ.
- Cố ép bé ăn nhiều làm bé sợ hãi và lười ăn, thậm chí gây nôn trớ.
Thiên An (mevabe.net)
- Tư vấn trực tuyến 'Nuôi con khỏe' (21:34:00 12/06/2008)
- Làm quen với thức ăn dặm (11:11:00 11/06/2008)
- Chế biến và bảo quản thức ăn (10:35:00 10/06/2008)
- Thực phẩm cho bé tập ăn dặm (10:32:00 09/06/2008)
- Chuẩn bị đồ dùng cho bé ăn dặm (11:08:00 07/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |