Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Làm quen với thức ăn dặm

10:39:30 11/06/2008

Khi đã xác định thời điềm ăn dặm của con, bạn hãy tiến hành cho bé thử làm quen với từng món đồ ăn riêng biệt.

Ở giai đoạn làm quen với thức ăn này, bạn nên cho bé bú trước khi thử để bảo đảm bé không quá đói. Tránh cho bé bú no - vì sau khi thử có thể cho bé bú tiếp để đủ lượng sữa trong bữa của bé.

 

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn

Hãy chọn những loại hoa quả mềm có thể nạo bằng thìa hoặc nghiền nát để bắt đầu cho bé ăn (như đu đủ, chuối, xoài, bơ…).

Đầu tiên, bạn có thể quẹt thức ăn lên ngón tay và cho bé thử.

Sau đó, quẹt thức ăn giữa môi bé để bé tự mút thức ăn.

Khi bé đã quen, chúng ta có thể chuyển sang cho bé ăn bằng thìa.

Cách làm quen với thìa:

Trước hết bạnvà bé hãy thả lỏng và xem đây như là một trò chơi mới của cả hai.

Bạn hãy để thìa đặt lên môi dưới của bé để cho bé tự ăn (ăn theo cách dùng lưỡi nếm thức ăn) những thức ăn trong thìa.

Nếu bé chưa quen với trò chơi mới này bạn hãy thử để một chút thức ăn lên đầu lưỡi của bé. Vì có thể do bé chưa quen và chưa cảm nhận được hương vị (đừng đổ hết thức ăn vào phần sau của miệng bé vì việc này sẽ làm kém cảm giác thức ăn ban đầu của bé và tạo thói quen ngậm thức ăn).

Lưu ý: nên từ từ để bé làm quen, tránh vội vã khiến bé sợ.

Cho bé ăn bữa bột đầu tiên

Sau khi bé đã quen với việc ăn bằng thìa với hoa quả ,bạn có thể chuyển giờ ăn hoa quả này thành giờ ăn bột và chọn bữa chính thứ 2 là giờ ăn hoa quả.

Khi bé đã ăn hết một suất bột theo độ tuổi thì bạn lại có thể bắt đầu cho bé ăn thêm một bữa chính thứ hai. Cứ như vậy cho đến khi bé ăn đủ ba bữa chính thì bạn chuyển giờ ăn hoa quả sau một bữa chính hoặc chuyển hẳn sang giờ bữa phụ.

Trong quá trình tập cho bé ăn dặm bạn cần theo dõi tình trạng hấp thu của bé bằng cách kiểm tra phân và hậu môn của bé nếu phân thành khuôn, mầu sắc hậu môn bình thường có nghĩa là bé đã hoàn toàn quen với chế độ ăn mới.

Nếu phân lỏng có nhầy, hậu môn đỏ có nghĩa là bé cần có sự điều chỉnh trong chế độ ăn bạn cần tư vấn bác sỹ nhi khoa hoặc bác sỹ dinh dưỡng.

Lượng thức ăn

Đối với bé từ 4 đến 6 tháng: Những bữa ăn đầu tiên, chỉ nên cho bé ăn lượng thức ăn bằng 1-2 thìa (khoảng 15ml). Tăng dần cho đến khi bé không muốn ăn nữa. Lúc này bạn có thể cho bé bú tiếp sữa cho đến khi bé đủ no.

Từ 5 tháng, có thể nâng lên 2 bữa ăn 1 ngày với lượng thức ăn phù hợp với tiêu hóa của bé.

Các nguyên tắc cho bé ăn dặm

Cho bé ăn từ đồ ngọt đến đồ mặn. Từ loãng đến đặc, ít đến nhiều.

Nên kiểm tra nhiệt độ và mùi vị trước khi cho bé.

Không tiếp tục cất giữ các thức ăn thừa còn bé.

Không nên đưa vào miệng bé quá nhiều thức ăn.

Không vội vã thay đổi thức ăn mới cho bé. Mỗi loại cần vài bữa để làm quen.

Nên tập cho bé hàng ngày vào giờ đã chọn theo thời gian để bé quen dần.

Nếu bé bú mẹ thì không cần cho bé uống thêm nước lọc. Nếu bé bú ngòai thì nên cho bé uống thêm nước hoa quả để cung cấp vitamin và uống nước lọc tráng miệng.

Nếu bé không chịu ăn

Nên tránh cho bé ăn vào lúc bé mệt mỏi, buồn ngủ, khó chịu, nóng bức.

Nếu ngay lần đầu tiên mà thất bại, bạn nên kiên nhẫn thực hiện vào những ngày tiếp theo. Không thúc ép để làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

Khi bé tiếp tục quay đầu lại với thức ặn hoặc có các biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy, khóc to… Bạn nên trì hoãn việc tập lại 1-2 tuần.

Nếu bé tỏ ra không mặn mà với một loại thức ăn nào đó, bạn sẽ tìm hiểu lại hương vị thức ăn đó và đổi cho bé sang loại khác.

Một sai lầm về "bú mớm"

Dân gian Việt Nam quen nói “bú mớm” và thực tế cũng nhiều người tin rằng: Ngoài hình thức cho con bú sữa mẹ thì nhai thức ăn và mớm cho con sẽ giúp bé phổng phao hơn.

Song theo quan điểm khoa học, mớm thức ăn cho bé sẽ gây tác động tiêu cực tới hệ tiêu hoá cũng như quá trình trưởng thành của bé.

Trước hết, mớm thức ăn từ miệng người lớn sang bé nhỏ là hành động mất vệ sinh. Các vi khuẩn rất dễ lây nhiễm đối với bé và dẫn tới gây bệnh truyền nhiễm vì khả năng đề kháng của bé vô cùng yếu ớt.

Thứ hai, nuôi bé quá sớm bằng thức ăn do người lớn nhai khi mà hệ tiêu hoá của bé chưa kịp tiến hoá từ thời kỳ ăn sữa mẹ sang chế độ đồ ăn cứng và đặc (nhất là lúc bé chưa có răng) tất sẽ khó tránh khỏi những tổn thương tới hệ tiêu hoá còn non nớt.

Vì thế, chế độ ăn uống của bé cần được nâng dần từ giai đoạn ăn dạng chất lỏng tới dạng đặc: Sữa loãng, sữa, cháo, cơm nát, cơm bình thường.

Mỗi khi chuyển giai đoạn, cha mẹ phải quan sát mức độ sẵn sàng của bé, chẳng hạn nếu như nhận thấy bé ăn cơm nát chưa được thì trở lại ăn cháo thêm một thời gian cũng không sao. Điều quan trọng nhất là không nên đơn giản hoá bữa cơm bằng cách nấu chung cho cả nhà rồi hớt tẹo cơm để nhai, mớm cho bé.

 Tiến Anh (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo