- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Bắt đầu giai đoạn ăn dặm
Tùy vào thể trạng của bé mà các bà mẹ có thể cho con bắt đầu ăn dặm từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi.
Khởi đầu giai đoạn ăn dặm, vẫn cần tiếp tục cho bú sữa kết hợp với việc làm quen dần với những thức ăn mới. Điều đó giúp hệ tiêu hóa của bé có điều kiện thích ứng với các nguồn dinh dưỡng mới (Phòng các phản ứng của hệ tiêu hóa như tiêu chảy, dị ứng…).
Lợi ích của việc ăn dặm
Giai đoạn ăn dặm được xem là một trong những mốc quan trọng của bé vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho các bé.
Các bài tiếp theo:
- Thực phẩm ăn dặm
- Các thực phẩm cần tránh ăn dặm
- Các bước chuẩn bị ăn dặm
- Cách chế biến, bảo quản và vệ sinh thức ăn
- Tập cho bé ăn dặm
- Nước cho bé khi ăn dặm
- Các lưu ý đối với giai đoạn ăn dặm
- Một số thực đơn tham khảo (4-6 tháng)
- Các giai đoạn dinh dưỡng tiếp theo
Ăn dặm nghĩa là bé sẽ có một chế độ dinh dưỡng và khẩu vị mới phong phú hơn. Điều này giúp:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé phát triển
- Kích thích hệ tiêu hóa phát triển, bé sẽ ăn nhiều hơn và sự hấp thụ chất cũng tốt hơn
Dấu hiệu của bé đã sẵn sàng
Trong khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, để quyết định thời điểm cho bé ăn dặm cần dựa trên thể trạng của từng bé. Các bà mẹ cần chú ý những yếu tố quyết định sau:
- Cân năng của bé vào thời điểm ăn dặm gấp đôi lúc mới sinh ra.
- Bé đã cứng cáp, tự điều khiển được cổ và đầu hoặc có thể ngồi được. Yếu tố này giúp việc ăn bằng thìa của bé được thuận lợi hơn.
- Không còn thích sữa. Bé tỏ ra hờ hững hoặc quay đi khi nhìn thấy sữa.
- Bé có dấu hiệu chóng đói. Các bé có thể thức dậy lúc nửa đêm và đòi ăn.
- Nhìn chăm chú vào thức ăn của người lớn (sẵn sàng mở miệng hoặc quay đầu theo hướng thức ăn). Lúc này có thể thử cho bé thử hương vị thức ăn trên đầu lưỡi hoặc môi bé (Lưu ý là những thức ăn dành cho đúng độ tuổi ăn dặm).
Thử đút thức ăn (đã say nhuyễn và đừng quá đặc) cho bé. Nếu bé liên tục nhè thức ăn ra thì bé chưa hoàn toàn sẵn sàng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên kiên nhẫn thử vài lần mới có thể biết chính xác được.
Tại sao cần xác định thời điểm cho bé ăn dặm
Nếu cho bé ăn dặm quá sớm
Hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng, không thể tiết ra men tiêu hóa, gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Bé sẽ phản ứng và không còn thích bú mẹ nữa (hoặc bú bình).
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kiểm (Báo Sức Khỏe & Đời Sống) thì nếu cho bé ăn dặm quá sớm còn tăng nguy cơ béo phì; Tăng huyết áp; Thận phải làm việc nhiều hơn; Dễ mắc chứng sơ vữa động mạch và Mắc nhiều nguy cơ dị ứng sau này.
Nếu cho bé ăn dặm quá muộn
Bé sẽ khó làm quen với việc ăn dặm như tỏ ra khó thích ứng với các mùi vị mới; Không biết nhai, nuốt thức ăn…
Lúc này, sữa mẹ không còn đủ chất cũng như đủ lượng cho quá trình phát triển của bé. Bé dễ bị suy dinh dưỡng hoặc phát triển kém hơn so với các bạn cùng lứa.
Thiên An (mevabe.net)
- Cai sữa (p2) (08:15:00 03/06/2008)
- Phản ứng với sữa ngoài (06:38:00 02/06/2008)
- Đồ dùng cho bé bú bình (09:19:00 29/05/2008)
- Cữ bú sữa ngoài (10:01:00 28/05/2008)
- Chọn sữa ngoài cho bé (15:00:00 27/05/2008)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |