Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Cho bé bú khi mẹ đi làm

07:25:30 23/05/2008

Bé sẽ tăng trưởng, phát triển về thể chất và trí não nếu được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ. Nhưng khi người mẹ không có điều kiện để luôn ở bên bé thì phải làm cách nào để bé vẫn có thể nhận được những dòng sữa mẹ?

Cách nặn sữa bằng tay

Đây là cách đơn giản nhất, người mẹ có thể chủ động tự mình nặn sữa. Cách nặn sữa bằng tay dễ dàng thực hiện và không gây đau. Trước khi nặn sữa, cần tiệt trùng những vật dụng liên quan và rửa tay sạch sẽ. Để sữa về nhiều, người mẹ có thể tắm bằng nước ấm hoặc đắp khăn bông thấm nước ấm lên hai bầu vú. Nặn sữa theo các bước sau:

- Một tay nâng bầu vú, xoa bóp theo chiều từ trên xuống, xoa theo vòng tròn xung quanh bầu vú, ít nhất là 10 vòng giúp cho sữa có thể chảy vào lòng các tuyến sữa nhanh hơn.

- Dùng đầu ngón tay vuốt xuống phía quầng vú nhiều lần. Không bóp lên mô bầu vú.

- Dùng ngón tay cái và các ngón khác ấn nhẹ lên vùng sau quầng vú.

- Siết ngón cái và ngón trỏ cùng với nhau, ép về phía sau thì sữa sẽ ra qua đầu vú. Người mẹ giữ tay như thế trong 1, 2 phút.

Các bước trên sẽ lặp lại với bầu vú thứ hai. Sau đó làm lại với bên vú đầu tiên để tiến trình tiết sữa được kích thích hẳn, sữa sẽ ra nhiều hơn. Người mẹ có thể nặn luân phiên hai bên vú cho đến khi sữa không còn chảy ra nữa.

 

Cách nặn sữa bằng máy (đối với kiểu ống bơm)

Cách này nhanh hơn, ít mệt hơn và “cơ động” hơn so với nặn sữa bằng tay. Làm bầu vú mềm ra và xoa nắn bầu vú tương tự như cách nặn bằng tay. Các vật dụng cần được tiệt trùng và người mẹ rửa tay sạch sẽ. Đối với loại máy bơm kiểu ống bơm, các bước diễn ra như sau:

- Lắp ống bơm, đặt phễu của ống bơm lên trên vùng quầng vú sao cho tạo thành một nắp được đóng chặt bằng áp lực không khí để tạo sức ép vào các tuyến sữa.

- Giữ cho nắp kín và kéo bình sữa (xilanh ngoài) theo hướng li tâm tạo sức hút sữa ra.

Nếu người mẹ cảm thấy đau khi dùng máy nặn sữa thì có thể chuyển sang nặn bằng tay hoặc nên chọn loại máy hút sữa điều chỉnh được áp lực hút để không gây đau vú.
 
Cách bảo quản

Sữa nặn xong sẽ được rót vào bình, đóng kín và đưa vào tủ lạnh hoặc làm mát và đông lạnh.

Nếu bảo quản sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng, có thể được: 4 giờ trong nhiệt độ phòng 27 C, 10 giờ trong nhiệt độ phòng 21 C  và 24 giờ trong nhiệt độ phòng 16 C.

Nếu bảo quản sữa mẹ trong ngăn lâm mát của tủ lạnh thì có thể được 5 ngày ở 4 C và được 2 tuần trong ngăn đá.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh sẽ vẫn làm sữa mất đi một số loại dưỡng chất, làm thay đổi lượng chất oxi hóa trong sữa mẹ. Nếu hoàn cảnh không cho phép, phải bảo quản sữa trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, nên cho bé bú trong vòng 48 giờ.

Cách hâm sữa

Sau khi vắt sữa cho bé bú, qua chế độ bảo quản, sữa mẹ cần được làm ấm lại.

Cách tốt nhất để hâm sữa là làm ấm sữa bằng cách đặt sữa vào nước ấm, hoặc để dưới vòi nước ấm đến nhiệt độ phòng.

Ngoài ra, có thể làm ấm với bình hâm sữa: Cho nước vào bình và để nhiệt độ khoảng 37-40 C. Sau đó, đặt bình sữa vào.

Không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng, vì có thể gây bỏng cho bé và làm mất các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ.

Với việc thực hiện các bước trên, các bà mẹ sẽ không phải lo lắng khi đi làm hay đi vắng vì vẫn có thể có sữa mẹ cho bé bú mà không ảnh hưởng nhiều đến vấn đến chất lượng của dòng sữa.

 Thủy Anh (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo