- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Bảo vệ nguồn sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quí giá nhất cho bé trong những tháng đầu đời. Giữ cho nguồn sữa luôn đầy đủ là một việc quan trọng của những người mẹ.
Bảo vệ nguồn sữa mẹ
Để có nguồn sữa tốt, ngay từ trong thời kì mang thai, người mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Sau khi sinh, nên cho bé bú ngày để kích thích sự tiết sữa ở bầu vú mẹ.
Ảnh: gettyimages.com
Cho bé bú theo nhu cầu cũng kích thích tuyến sữa hoạt động. Nhiều người mẹ thường chỉ cho con bú khi căng sữa sẽ càng làm sữa xuống chậm, dễ bị mất sữa. Sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, do vậy cho bé bú nhiều lần và thay đổi bên bú, sữa sẽ càng được tiết ra nhiều.
Một số cách các bà mẹ thường làm là ăn thêm cháo gạo nếp nấu với chân giò lợn, dùng vỏ mướp và thông thảo nấu lấy nước uống hàng ngày. Nhưng khoa học và tốt hơn là người mẹ cần một chế độ ăn hợp lý, nghĩa là có đủ các chất đạm, đường, chất béo, vitamin và muối khoáng trong các bữa ăn. Mỗi bữa nên ăn thêm 1 bát cơm, thịt cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước.
Trong thời gian cho con bú, người mẹ nên có tâm lý, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng nhiều, nghỉ ngơi hợp lý. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa.
Hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể làm giảm tiết sữa.
Tăng nguồn sữa mẹ
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ thì có một số cách giúp tăng nguồn sữa ở người mẹ.
Nên thư giãn thường xuyên, bởi khi đó, cơ thể sẽ sản xuất ra oxytocin, một hormone làm tăng nguồn sữa mẹ.
Không nên giảm cân để giúp giữ sữa trong 6 tháng đầu.
Trong chế độ ăn uống, nên ăn nhiều canh móng giò, sườn lợn hầm, chân chó hầm, cà chua để tăng việc tiết sữa.
Với việc bảo vệ và tăng nguồn sữa của mình, người mẹ có thể yên tâm nuôi con nhất là trong những tháng bé hoàn toàn bú mẹ.
Chế độ dinh dưỡng người mẹ cần khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thời gian cho con bú là lúc người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì nhu cầu của cơ thể rất cao so với lúc mang thai. Các món ăn của người mẹ cần giàu chất đạm, sắt, canxi, trái cây, rau và nước.
Đặc biệt, khi nuôi con bằng sữa mẹ người mẹ không nên kiêng khem quá mức, nên ăn 5 bữa mỗi ngày, giữa các bữa nên ăn lặt vặt thêm. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều gia vị, không uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá.
Để đề phòng bệnh về mắt do thiếu sinh tố A, nên ăn các thực phẩm có nhiều đạm và giàu tiền tố sinh tố A mỗi ngày như các loại rau xanh đậm (rau ngót, rau muống, rau lang, rau dền…) và trái cây chín màu vàng cam (chuối, đu đủ, cam, xoài…).
Để biết mình đủ sữa, người mẹ có thể xem số lượng nước tiểu (bé đi tiểu 6-8 lần mỗi ngày là bé đã nhận được đủ lượng sữa cần thiết).
Trong thời gian cho bé bú, người mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc, tiêm thuốc. Điều này ảnh hưởng đến bé. Nếu dùng thuốc khi nuôi con bú, thuốc có thể ngấm vào sữa. Vì thế, khi dùng thuốc bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Không được cho bé bú khi dùng: thuốc trị bệnh ung thư, trị bệnh bằng các chất phóng xạ và thuốc ngủ loại barbituric, thuốc trấn tĩnh diazepam có độc tính với bé.
- Tạm ngưng cho bé bú khi dùng: các thuốc tâm thần hoặc uống thuốc chống co giật vì trẻ có thể bị lơ mơ, hoạt động cơ bắp yếu đi; thuốc kháng sinh như cloramphenicol, metronidazole, tetracyclin, ciprofloxacin...
- Không nên dùng những thuốc làm giảm tiết sữa như thuốc tránh thai có oestrogen, thuốc lợi tiểu.
- Vẫn cho bé bú nhưng phải theo dõi khi dùng các loại thuốc với liều bình thường như: thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống lao, thuốc chống sốt rét, thuốc chống nấm, tẩy giun sán, thuốc trị hen, dị ứng, thuốc trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường…
Táo bón
Khi người mẹ bị táo bón thì bé cũng dễ bị táo bón. Người mẹ uống ít nước, ăn quá nhiều thức ăn chứa đạm, ít chất xơ và ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày sẽ hay bị táo bón, ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa.
Cách khắc phục:
- Cho bé ăn đủ số lượng hàng ngày, uống nhiều nước.
- Người mẹ nên ăn nhiều rau xanh (rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang…),hoa quả (chuối, đu đủ, bưởi, cam, quýt…) và uống đủ nước, tránh căng thẳng mất ngủ quá nhiều.
- Khi bé đã bị táo bón, người mẹ không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo.
Tiêu chảy
Tiêu chảy sẽ gây mất nước và một số chất như natri, kali… Bé sau khi bị tiêu chảy dễ bị suy dinh dưỡng. Với bé đang bú mẹ thì có thể do vấn đề ăn uống của người mẹ như: ăn thực phẩm bị thiu, sống…
Cách xử trí:
- Người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình và các đồ ăn hàng ngày. Các thực phẩm cần tươi, ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người mẹ có thể ăn nhiều cà rốt, uống nhiều nước.
- Trong khi bé bị tiêu chảy, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tiếp tục cho bé bú mẹ.
- Sau khi bé hết tiêu chảy, cần cho bé bú thêm 1 bữa mỗi ngày trong 2 tuần để phục hồi sức khỏe cho bé.
Thủy Anh (mevabe.net)
- Lưu ý khi cho con bú (07:23:00 20/05/2008)
- Nguồn sữa tốt nhất (08:28:00 19/05/2008)
- Nguồn dinh dưỡng đầu đời (08:26:00 17/05/2008)
- Tập cho bé uống sữa tươi (08:26:00 16/05/2008)
- Dấu hiệu để cai sữa cho bé (08:06:00 14/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |