Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nguồn dinh dưỡng đầu đời

07:54:30 17/05/2008

Những năm đầu sau khi sinh là thời điểm mà bé phát triển rất nhanh, cả về thể chất và trí não. Vì thế, bé cần được đảm bảo có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Sữa mẹ rất quý cho 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ được chia thành: Sữa non; Sữa chuyển tiếp; Sữa vĩnh viễn.

Sữa non
rất giàu năng lượng, đầy đủ các vitamin và các dưỡng chất cần thiết giúp bé sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột và chứng vàng da sơ sinh.

Sữa non tiết ra ngay sau khi sinh. Các bà mẹ nên cho bé bú ngay và nếu không có điều kiện cho bú thì nên vắt sữa rồi cho bé bú sau đó.

Sữa chuyển tiếp là dòng sữa xuất hiện từ tuần thứ 2 sau khi sinh.

Sữa vĩnh viễn là dòng sữa theo bé trong quá trình phát triển sau này. Dòng sữa này tăng và ổn định về số lượng cũng như chất lượng các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, sữa vĩnh viễn bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng, tâm lý, hoạt động của mẹ.

Trong vòng 6 tháng đầu tiên, trung bình mỗi ngày sữa mẹ cung cấp từ 600 – 1.000 ml.

Sữa mẹ có những ưu điểm nổi bật:

- Nhiệt độ ổn định 37º C. Không mất thời gian tiệt trùng và pha sữa.

- Rất vệ sinh và lại sắn có mọi nơi, mọi lúc.

- Chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.

- Sữa mẹ có men lypase giúp tiêu hóa chất mỡ. Có chứa nhiều đường lactose là chất thiết yếu cho cơ thể đang phát triển của bé.

- Sữa mẹ có chứa DHA giúp bé phát triển não và mắt.

- Các thành phần trong sữa công thức gấp đôi các thành phần trong sữa mẹ nhưng vẫn không thể đạt được sự phối hợp và thành phần chính xác như trong sữa mẹ.

- Sữa mẹ giúp bé chống một số bệnh như: nhiễm trùng tai, nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy, viêm màng não, hen suyễn, đái tháo đường, béo phì, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh…  là điều mà sữa công thức không làm được. Các bé bú sữa bình dễ bị nhiễm trùng và tỉ lệ nhập viện cao hơn.

- Sữa mẹ rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Bé sẽ tiêu hóa trọn vẹn 1 bữa bú mẹ trong một 1 giờ rưỡi hay 2 giờ trong khi bú sữa bình thì thời gian này sẽ lâu hơn gấp đôi.

- Cho bú sữa mẹ sẽ giúp bé tăng chỉ số IQ.

- Sữa mẹ có nhiều vị khác nhau theo thức ăn của mẹ. Thức ăn tốt giúp bé bú nhiều hơn và tránh được táo bón.

Trong điều kiện không thể cho con bú, bạn có thể cho bé bú bình với sữa công thức là loại sữa bột dành riêng cho bé ở từng giai đoạn khác nhau, tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng có thể thay thế cho sữa mẹ.

Sữa cho bé ăn bổ sung

Từ 6-12 tháng tuổi, người mẹ có thể cho bé uống sữa công thức theo nhóm tuổi này (500-800ml/ ngày). Tốt nhất trong thời gian này, người mẹ hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kèm theo vì bé vẫn cần được bổ sung sắt và các loại vitamin.

Đặc biệt, đối với bé dưới 5 tuổi, không nên cho bé dùng sữa không béo vì loại sữa này cung cấp rất ít năng lượng.

Nước

Nước là một thành phần quan trọng cho bé. Tỉ lệ nước trong cơ thể bé cao hơn cả ở người lớn, cứ 1kg cân nặng trong 10kg đầu tiên bé cần 100ml nước, ở 10kg tiếp theo bé cần 50ml nước cho mỗi cân và những cân tiếp theo là 20ml.

Nếu bé được cho bú sữa mẹ thì nhu cầu nước của bé đã được đáp ứng đủ. Đối với bé bú bình, người mẹ cần cho bé uống thêm nước lọc. Bước sang thời kì ăn dặm, bé cần nhiều nước hơn.

Khi cho bé uống nước, không nên để bé uống quá nhiều những loại nước có ga, nước đóng hộp, nước đá, nước khoáng…

Vitamin trong các thức ăn cho bé

Vitamin là những chất không thể thiếu cho các bé, thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Chỉ cần đồng thời đáp ứng một số loại vitamin thì sẽ không sợ thiếu vitamin khác.

-Vitamin A: góp phần phát triển, củng cố hệ thần kinh, sức đề kháng, thị lực của bé; có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, cà chua, cà rốt, trái cây có màu vàng (bơ, xoài, mơ…)

- Vitamin B: cung cấp năng lượng, có ích cho hệ thần kinh, hệ tiêu hóa; có trong thịt, gan, trưng, cá, chuối, bơ, rau có màu xanh đậm

- Vitamin C: giúp hoàn thiện các mô; có trong trái cây có vị chua, các loại rau màu xanh đậm…

- Vitamin D: có tác dụng trong sự tăng trưởng của bé; có trong thịt, cá, trứng, ngũ cốc, rau quả…

- Vitamin E: giúp duy trì cấu trúc tế bào, hồng cầu; có trong bơ, dầu thực vật, các loại đậu…

- Vitamin B1: thúc đẩy quá trình chuyển hóa gluxit, bảo vệ hệ thần kinh, giúp bé ăn ngon miệng; có trong gạo, rau, quả…

- Vitamin khác: vitamin K, vitamin E, vitamin B2, vitamin P, vitamin B12…

Các chất cần bổ sung cho bé

- Chất đạm (protein): Chất đạm có tác dụng cho sự tăng trưởng và hoàn thiện các mô, các tế bào trong cơ thể, tăng sức đề kháng. Bé ăn thiếu chất đạm có thể dẫn tới suy sinh dưỡng. Chất đạm có nhiều trong đậu nành, đậu hạt, cá, trứng, thịt bò, pho mát… Nhưng không nên dùng thức ăn có chứa nhiều đạm làm món chính trong bữa ăn vì bé không thể tiêu hóa hết, tổn hại tới thận phải làm việc nhiều.

- Chất béo: chất béo có tác dụng cung cấp năng lượng, dễ được tổng hợp nhất. Với bé 1 tuổi thì cần khoảng 40-50% năng lựong từ chất béo, càng lớn, tỉ lệ này giảm dần xuống còn khoảng 35%. Chất béo có trong thịt (lợn, vịt, bò, gà), sữa, bơ, cá, trứng, dầu lạc, dầu đậu nành, lạc, vừng…

- Chất sắt: là chất không thể thiếu trong hồng cầu và cần thiết cho bé phát triển thể chất, trí não. Không có đủ chất này, bé dễ bị thiếu máu, mệt mỏi, dễ nhiễm trùng. Bé xanh xao, biếng ăn là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang thiếu sắt. Trẻ từ 6 tháng tuổi nên được bổ sung chất sắt bằng cách cho bé uống thêm sữa công thức. Có thể tìm thấy chất sắt chứa nhiều trong các thực phẩm như: gan, thịt có màu đỏ, cá (cá ngư, ca thu, cá hồi), rau xanh, mọc nhĩ, các loại nước hoa quả (nước dứa, bưởi, chanh, quít, nho…).

- Canxi: Cung cấp đủ can-xi sẽ giúp bé tránh bị còi xương, suy dinh dưỡng. Chất này có nhiều trong: thịt gà, tôm, đậu phụ, trứng, hải sản, rau họ cải, trái cây (cam, quít, bưởi)…

- Chất kẽm: giúp bé đạt được sự tăng trưởng bình thường, tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch và khả năng nhận biết của bé. Chất kẽm có trong thịt nạc, ngũ cốc, đậu khô, bí đỏ, hải sản…

- Carbohydrate: giúp cho quá trình tiêu hóa của bé. Nó có trong bột ngũ cốc, táo, dứa, chuối, cà rốt, ngô, đường, bánh ngọt…

- Chất khoáng: cần thiết cho sự phát triển của cơ thể; có trong gạo, thịt, trứng, sữa, cá, rau quả, trái cây…

- Glucose: Glucose tốt cho não phát triển, có nhiều trong các loại thịt màu đỏ, cá hồi, cá ngừ, rau cải…

- Axit folic: Giúp ích trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu, bạch cầu, có trong rau cải, nước cam…
 
Các bé trong những năm đầu đời cần được chăm sóc cẩn thận, hợp lí để có thể phát triển tốt về mọi mặt. Sự quan tâm của cha mẹ trong chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng giúp bé có được một cơ thể khỏe mạnh.

Thủy Anh (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo