- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Mẹ uống sữa bột, con bị dị ứng
Để hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ khuyên sản phụ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 hoặc 6 tháng đầu. Nhưng, có trẻ chỉ bú sữa mẹ mà vẫn mắc nhiều căn bệnh. Tại sao vậy?
Sữa mẹ cũng gây... nôn trớ, tiêu chảy!
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (nguyên phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ), cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu sau khi bé chào đời. Các kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giúp bé hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, hạn chế được các protein lạ (từ sữa bột) xâm nhập vào đường ruột non nớt của trẻ, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bao giờ cũng ít bị nhiễm trùng nên các nguy cơ dị ứng cũng giảm đáng kể vì nếu bị nhiễm trùng thì dễ dẫn đến dị ứng. Tuy nhiên, trong nhiều tháng tại một số khoa nhi cho thấy, có không ít trẻ nhũ nhi vẫn bị dị ứng gây tiêu chảy, nôn trớ - dù không ăn thêm sữa bột.
Bố mẹ có tiền sử dị ứng: Con có thể tử vong
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên nhi thì trường hợp bố hoặc mẹ có tiền sử về dị ứng, kể cả viêm mũi dị ứng thì nên đặc biệt để ý đến các biểu hiện của trẻ, nhất là với trẻ sơ sinh. Bất kỳ biểu hiện dị ứng nào ở trẻ, dù ban đầu rất nhẹ, cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn. Thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong nhanh chóng. Những ca bệnh này thường là do trẻ bị di truyền dị ứng từ bố, mẹ sang. |
Chị Liên kể, hôm đó trời nóng nực nên chị có pha một cốc sữa đậu nành để uống. Hai tiếng sau, chị bắt đầu cho con bú. Sau đó khoảng 40 phút, bé bắt đầu bị trớ và đi ngoài ra nước. Đưa con vào viện cấp cứu thì chị mới biết con chị bị dị ứng vì các protein lạ có trong sữa đậu nành được tiết qua sữa mẹ xâm nhập vào cơ thể bé.
Thời kỳ cho con bú, mẹ nên tránh ăn các loại hạt
Một số bà mẹ không đủ sữa cho con bú nên đã uống thêm các loại sữa bột và sữa nước trong hộp giấy với hy vọng tăng thêm lượng sữa tiết ra ngoài.
Thế nhưng, không phải bà mẹ nào uống thêm sữa ngoài cũng đạt được hiệu quả tăng sữa cho con bú. Có những trường hợp, mẹ uống thêm sữa ngoài khiến con bị tiêu chảy.
Chị Hằng, giáo viên dạy tiếng Anh ở thị xã Tuyên Quang, sau 4 tháng nghỉ sinh con đến khi đi làm trở lại thì lượng sữa mẹ ít hẳn đi, liền mua thêm cả thùng sữa tươi về uống với hy vọng có nhiều sữa cho con bú để tăng thêm sức đề kháng.
Nào ngờ, chỉ đến ngày thứ hai sau khi Hằng uống thêm sữa nước hộp giấy, con chị đã bị đi ngoài nhiều nước đến 4 - 5 lần một ngày. Được bà chị gái làm dược sĩ tư vấn, Hằng liền ngừng ngay không uống sữa nữa mà tăng cường ăn cơm trắng với thịt nạc rang, đồng thời cho bé uống nhiều nước. Một ngày sau, số lần đi ngoài giảm hẳn và bé trở lại bình thường sau hai ngày.
Trường hợp bé Nguyễn Phúc Anh ở nhà máy xi măng La Hiên, Thái Nguyên cũng phải đi cấp cứu chỉ vì mẹ thèm ăn hạt dưa nên đã mua vài lạng về cắn. Kết quả, bé Phúc Anh 3 tháng tuổi bị tiêu chảy phải nằm viện truyền nước 2 ngày.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (nguyên phó giám đốc viện nhi TƯ) cho biết, những những trẻ bị dị ứng với các loại hạt từ cây, quả được xếp vào hàng dị ứng nặng. Một số loại dị ứng khác có thể sẽ hết đi sau vài năm nhưng loại dị ứng với các hạt của cây, quả thường có xu hướng theo trẻ suốt cuộc đời. Theo các bác sĩ, nếu cho con bú, các bà mẹ nên tránh các loại hạt để giúp ngăn ngừa dị ứng cho con.
Mẹ “kiêng” theo con
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, các bà mẹ vẫn còn trong giai đoạn cho con bú, nếu ăn phải bất kỳ loại thức ăn nào (dù chỉ gây dị ứng cho mẹ) thì protein lạ đó sẽ xâm nhập qua sữa để vào bé và gây dị ứng cho bé.
Thậm chí, với những em bé sẵn có cơ địa dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì khi mẹ ăn vào (kể cả mẹ không bị dị ứng) thì trẻ vẫn bị dị ứng như trường hợp xảy ra với bé Phúc Anh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc khuyên: “Người mẹ phải luôn sát sao với con nhất, vì vậy hãy để ý đến từng phản ứng nhỏ của cơ thể bé khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào. Nếu mẹ bị dị ứng với loại thức ăn nào đó thì tốt nhất không nên ăn trong khi còn đang cho con bú. Khi bé ăn dặm thì cũng vẫn nên thận trọng với loại thức ăn đó vì khả năng truyền sang con rất cao, gần 40%”.
Cũng theo bác sĩ Lộc, những bà mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú thì trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn các bé khác.
Như trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Hương (Giao Cù, Nam Trực, Nam Định), trong thời gian nghén 3 tháng đầu, tự dưng chị lại thấy thèm thuốc lá dù trước đó chỉ cần ngửi thấy mùi khói thuốc là chị đã thấy nôn nao cả người.
Không cưỡng lại được cơn ốm nghén ghê gớm, suốt tháng mang thai thứ ba, chị giấu chồng hút đến vài bao thuốc lá. Con trai chị đến khi được 6 tháng tuổi thì bắt đầu có dấu hiệu bị dị ứng. Chỉ cần ăn loại thức ăn lạ với liều lượng lớn một chút (mà không được thử liều lượng dần dần, mỗi bữa ăn từng ít một) là bé bị mẩn ngứa, nổi mề đay ngay lập tức.
Lần nặng nhất là sau khi ăn hết gần một quả quýt, bé bị sưng cả một bên nướu lợi. Cho bé đi khám, chị mới biết đó là do tác hại của việc chị hút thuốc lá trong lúc mang bầu.
Theo các bác sĩ, trẻ bú mẹ bị dị ứng thức ăn thì người mẹ cần tránh các loại thức ăn thường gây dị ứng như sữa bò, trứng, đậu phộng, các loại hạt và đặc biệt là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển. Vì trong các thực phẩm đó có những prôtêin lạ có khả năng gây mẫn cảm cho bé cao hơn các loại thực phẩm thông thường khác.
Dinh dưỡng cho bé sơ sinh có cơ địa dị ứng
Với những bé có cơ địa dễ bị dị ứng, các bác sĩ khuyên người mẹ khi đang còn cho con bú nên hạn chế ăn các loại thức ăn lạ để tránh gây mẫn cảm cho bé.
Trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng thì nên bắt đầu cho bé ăn dặm sau 6 tháng bằng các loại dinh dưỡng như gạo, thịt lợn, chuối và các loại rau. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi cho biết, với những bé này thì mẹ không nên cho ăn đậu đỗ (khi lớn có thể cho bé ăn nhưng cũng phải cho ăn ít một và theo dõi phản ứng sau vài ngày thì mới cho bé ăn tiếp).
Dầu ăn để trộn vào bột cho bé cũng phải là loại dầu tinh chế dành riêng cho trẻ em vì loại dầu này không còn prôtêin dễ gây dị ứng. Trong năm đầu, bé cũng nên tránh ăn sữa bò, sữa đậu nành, quýt và lúa mì. Sau 2 tuổi thì bé có thể tập ăn các loại đậu và trứng. Việc xay xương cá lọc lấy tinh chất cũng chỉ nên áp dụng với những bé có cơ địa dị ứng sau hơn 2 tuổi.
Các bác sĩ cho biết, nếu trẻ có cơ địa dị ứng sữa thì nên có chế độ ăn đủ chất để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu bé dị ứng với prrotêin lạ trong sữa bò và buộc phải tránh các loại sữa thì khi bé ăn bột, vẫn có thể ăn được thịt bò. Khi nghi ngờ bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào đó, hãy đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa để làm các test thử nghiệm.
Theo Giadinh.net.vn
- Bé bú đêm (11:30:00 09/05/2008)
- Cháo và súp ăn dặm (16:11:00 08/05/2008)
- Thức ăn cho bé theo các giai đoạn (09:33:00 06/05/2008)
- Bổ sung chất sắt cho bé (11:47:00 05/05/2008)
- 6 điều cần tránh trong bữa ăn (07:57:00 05/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |