- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Những tuần cuối của thai kỳ
Kể từ tuần 37, bạn hoàn toàn có thể sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy việc chuẩn bị sẵn tinh thần là vô cùng cần thiết.
Tuần thứ 37
Con bạn đã được đủ tháng. Điều đó có nghĩa là cho dù còn cách ngày dự sinh của bạn đến 3 tuần nhưng bé hoàn toàn có thể thích nghi với môi trường sống bên ngoài nếu phải rời bụng mẹ lúc này.
Tuần này bé nặng khoảng 2,86kg nhưng bé vẫn chưa ngừng tăng trưởng. Bé vẫn tiếp tục tích tụ mỡ dưới da và mỗi ngày sẽ tăng được khoảng 15g. Chiều dài của bé khoảng 48cm.
Nếu là con trai sẽ có xu hướng tăng cân nhanh hơn. Bé đang bận rộn tập thở. Bây giờ bé đã phản ứng với ánh sáng và thậm chí còn hướng về phía có ánh sáng. Bé đã có thể nắm tay rất chặt.
Bé đang ở một vị trí mà thông thường sẽ là vị trí cuối cùng cho đến lúc bé ra đời.
Bạn đừng ngạc nhiên nếu màu tóc của bé lúc chào đời trông không hề giống màu tóc hai vợ chồng bạn. Cũng có thể bố mẹ bé tóc thẳng nhưng bé lại có mái tóc loăn xoăn.
Tuần thứ 38
Bé vẫn đang tăng cân đều đặn. Bé có thể nặng đến 3,1kg và dài khoảng hơn 50cm.
Lớp mỡ vẫn đang dày hơn trên người bé, nhưng sự phát triển bắt đầu chững lại. Bạn nhận thấy bạn không tăng cân nữa. Một số phụ nữ còn hơi giảm cân ởi hai tuần cuối này.
Các cơ quan trong cơ thể của bé đã hoàn thiện và sẵn sàng giúp bé thích nghi với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ.
Màu mắt của bé sau khi sinh ra chưa hẳn đã giữ nguyên mà có thể thay đổi trong vòng 1 năm sau khi bé chào đời. Nguyên nhân là do các sắc tố màu trong mắt bé sẽ còn tiếp tục phát triển sau khi bé chào đời.
Tuần thứ 39
Con bạn bây giờ đã có thể lớn hơn 3,2kg và dài khoảng 51cm (các bé trai thường có xu hướng nhẹ cân hơn các bé gái). Tử cung trở nên quá chật chội và bé khó mà di chuyển được.
Lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.
Dây rốn vận chuyển dinh dưỡng từ nhau thai đến cho bé (bây giờ dài khoảng 50cm và dày khoảng 1,3cm). Do bé đã nặng (3,2-3,3kg) và chiếm hết chỗ trong tử cung, rất có thể dây rốn bị thắt và quấn quanh người bé.
Cơ thể bạn đang cung cấp cho bé, thông qua nhau thai, một số chất kháng sinh để hệ miễn dịch của bé khỏi bị nhiễm khuẩn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc sống.
Tuần thứ 40
Trung bình bé sinh ra ở tuần 40 nặng khoảng 3,4–3,5 kg và dài khoảng 51–52 cm. Xương đầu bé khá mềm và chưa khớp với nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bé chui qua tử cung mẹ được dễ dàng hơn.
Tuần thứ 41
Chiều dài của bé đến tuần này có thể không tăng thêm mấy, nhưng cân nặng của bé vẫn tiếp tục tăng. Bé có thể nặng đến hơn 3,6kg. Bé không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Đến lúc này, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về một số phương pháp hỗ trợ bạn sinh trong trường hợp bạn vẫn chưa chuyển dạ cho tới tuần tiếp theo. Điều này thực ra chỉ vì sự an toàn của con bạn và bản thân bạn. Bạn không nên quá lo lắng.
Sự thay đổi của mẹ
Đến những tuần cuối cùng này, bạn nhận thấy mình không tăng cân nữa. Thậm chí có một số trường hợp, thai phụ còn giảm cân nhẹ khi chỉ còn 2–3 tuần cuối. Đó cũng có thể coi là một trong những dấu hiệu bạn sẽ chuyển dạ trong vòng khoảng 10 ngày tới.
Bé đang nằm sát vùng xương chậu của bạn và chèn ép mạnh vào bàng quang của mẹ. Do đó, bạn sẽ thấy rất khó chịu và thường xuyên phải đi tiểu. Tuy nhiên vì bé đã ổn định trong vùng chậu của bạn nên các áp lực lên cơ hoành sẽ giảm đi, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Lúc này, bạn thường thấy rất mỏi mệt và khó ngủ, đặc biệt vì bụng bạn đã quá to. Tử cung bạn cũng mềm dẻo và đàn hồi hơn để chuẩn bị thích nghi cho cuộc chuyển dạ sắp tới. Bạn có thể thấy bứt rứt và tê ở chân. Da bụng bạn cũng căng ra và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Bạn cũng sẽ thấy xuất hiện cơn “chuyển dạ giả vờ” với một loạt các cơn co ở lưng, vùng chậu và bụng dưới. Tuy nhiên, bạn nên nhận biết rằng, cơn chuyển dạ thật sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, qua vùng lưng dưới và sẽ lan tỏa ra toàn bộ tử cung.
Cơ thể bạn đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ, thể hiện ở việc tiết dịch nhầy ở âm đạo. Trong vòng khoảng một tuần sau đó, nắp nhầy đậy tử cung sẽ mất đi (nắp nhầy này có tác dụng bảo vệ tử cung bạn khỏi bị nhiễm khuẩn trong suốt thai kỳ). Khi nắp nhầy mất đi, nó có thể vẫn nằm ở đấy đến trước khi bạn chuyển dạ khoảng một tuần. Nếu bạn thấy ra chất màu hồng, nâu ở quần lót thì nên thông báo cho bác sĩ.
Túi ối có thể vỡ bất cứ lúc nào kể từ tuần 37 trở đi. Thông thường, sản phụ có thể thấy từng đợt nước ứa ra khỏi cửa mình. Nhưng cũng có trường hợp nước ối ra rất ít, tuy nhiên nếu xuất hiện thêm các cơn co đều đặn thì bạn nên đến thẳng bệnh viện.
Bạn đang ở tuần cuối cùng của thai kỳ và bạn lo lắng thai có thể bị quá ngày. Tuy nhiên việc bạn bị quá ngày chỉ xảy ra khi bạn đã quá 42 tuần. Bạn cũng không nên quá lo lắng. Trên thực tế có rất nhiều sản phụ sinh lần đầu phải chờ đến 2 tuần sau ngày dự sinh mới chuyển dạ.
Những ngày tháng sắp tới, bạn sẽ vô cùng vất vả với việc chăm bé vì vậy lúc này, tốt nhất bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn cũng nên để ý đến số lần bé cử động trong ngày. Dù bé không còn cử động nhiều nữa nhưng nếu số lần bé cử động trong ngày là ít hơn 10, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra nhịp tim của bé đề phòng trường hợp bé bị mệt.
Để luôn dễ chịu những tuần cuối
Mặc quần áo rộng: Bạn không cần phải chọn trang phục rộng thùng thình nhưng giờ là lúc nên tránh quần legging hay áo thun ôm sát. Hãy chọn váy áo thoải mái, không có nhiều đường chun gây hằn lên da, cũng như tránh giày dép chật vì thời gian này, bạn sẽ bị phù lên khá nhiều.
Nói 'không' với giày cao gót: Khi bụng bầu to lên, khả năng cân bằng sẽ giảm đi. Khi ấy, mang giày dép gót cao sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hãy cất những đôi giày, dép gót cao cho tới khi bạn sinh xong. Nên chọn giày ballet hoặc boot đế thấp, bằng.
Giảm phù chân: Khi đi làm trở về nhà, bạn nên massage chân để tránh bị phù.
Ăn những bữa nhỏ: Khi bụng bầu phát triển và ép lên hai lồng ngực, một bữa ăn no có thể làm bạn khó thở. Bởi thế, duy trì những bữa ăn nhẹ trong suốt cả ngày sẽ tốt hơn.
Làm dịu ợ chua: Nếu bị ợ chua sau ăn, bạn nên tránh ăn đồ nhiều gia vị hay chất béo. Không nên nằm ngay sau bữa ăn. Nên uống chút sữa ấm có pha mật ong hoặc ăn ít sữa chua cùng với bữa ăn.
Nghỉ ngơi: Giấc ngủ sẽ trở nên “nhọc nhằn” hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể chọn tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng bên trái. Dùng một cái gối kẹp giữa hai chân hoặc kê dưới hông để thoải mái hơn khi nằm.
Nếu bạn phải đi tiểu đêm nhiều, nên hạn chế đồ uống trước giờ đi ngủ và cố gắng bù đắp bằng giấc ngủ ban trưa.
Ngọc Huê
- Thai kỳ đến tuần 36 (09:00:00 23/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 32 (08:00:00 22/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 28 (08:49:00 21/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 24 (08:02:00 20/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 20 (08:29:00 19/03/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |