- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ý nghĩa việc xét nghiệm máu và nước tiểu
Xét nghiệm máu và nước tiểu được tiến hành sớm, ngay đầu thai kỳ. Tức là lần đầu tiên đi khám thai, bác sĩ thường sẽ làm hai xét nghiệm này cho thai phụ.
Những mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu bao gồm:
Kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu
Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là thai phụ cần thận trọng với chứng tiền sản giật.
Chứng chlamydia
Đây là một chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không được điều trị, chlamydia có thể gây sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh.
Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện chứng chlamydia, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho thai phụ bằng kháng sinh.
Bệnh giang mai
Thêm một bệnh lây qua đường tình dục nữa mà nếu không điều trị, có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai lưu. Thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra giang mai. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.
Thiếu máu
Bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ làm xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu khi mới bắt đầu mang thai và lần xét nghiệm nữa vào khoảng tuần 28-34. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai, trong khi thiếu máu nhẹ sẽ làm mẹ mệt mỏi.
Nhóm máu và yếu tố Rh
Thai phụ nên biết mình thuộc nhóm máu nào, đề phòng trường hợp cần truyền máu. Nếu máu của bạn là Rh-, bạn sẽ được tư vấn để tiêm một chất gọi là Anti-D khi mang thai, ngăn chặn mẹ sản xuất kháng thể có thể gây hại cho bào thai.
HIV
Virus HIV sẽ gây ra bệnh AIDS, gây các nhiễm trùng trong khi mang thai, sinh nở và cho con bú. Điều trị cho mẹ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho bé và đó là lý do vì sao thai phụ được khuyên nên xét nghiệm máu.
Viêm gan siêu vi B
Nếu virus này truyền vào bé, nó sẽ gây bệnh gan. Tuy nhiên nếu người mẹ được phát hiện dương tính với virus viêm gan B thì em bé sẽ được tiêm chủng sau khi chào đời để phòng ngừa bị bệnh.
Rubella
Còn gọi là sởi Đức, Rubella gây hại cho 90% bé sơ sinh nếu mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu.
Bệnh tiểu đường
Nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì bạn cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Một xét nghiệm máu được tiến hành sau khi bạn được uống một đồ uống ngọt.
Tế bào hình liềm
Đây là bệnh di truyền nghiêm trọng, cần được chăm sóc trong suốt cuộc đời. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này thì con của họ có nguy cơ bị bệnh cao.
Cảnh báo nguy cơ bị Down
Giữa tuần 10 và 18 của thai kỳ, xét nghiệm máu cho thai phục có thể cảnh báo nguy cơ bị bệnh Down ở bé. Nguy cơ này cũng được phát hiện sớm qua đo độ mờ gáy.
Ngọc Huê
- Tăng chất và số lượng tinh trùng (10:45:00 01/02/2013)
- Xét nghiệm với thai phụ trên - dưới tuổi 35 (10:40:11 01/02/2013)
- 8 mẹo tăng cơ hội có thai (08:47:00 15/01/2013)
- Nữ sinh uống 10 liều thuốc phá thai: Bác sĩ choáng (21:02:35 14/01/2013)
- Khi đàn ông đi nạo phá thai?! (21:02:00 14/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |