- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Điều cần biết về axit folic
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Cơ thể cần và sử dụng axit folic, cùng với vitamin B12 để sản xuất và duy trì các tế bào mới.
Dạng tự nhiên của axit folic là folate, được tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau xanh. Các sản phẩm chế biến như bánh mỳ và ngũ cốc thì được thêm axit folic.
Lý do cần axit folic
Một chế độ ăn giàu thực phẩm chứa folate thường cung cấp cho cơ thể đủ axit folic. Nhưng khi bạn chuẩn bị thụ thai hoặc đang mang thai, bạn cần hàm lượng axit folic nhiều hơn. Đây là chất rất quan trọng đối với sự phát triển của một bào thai khỏe mạnh. Giáo sư - tiến sĩ Philippa Kaye (tác giả của Những lời khuyên hữu ích từ khi thụ thai đến lúc sinh nở) giải thích: “Axit folic là chất quan trọng đối với sự phát triển tủy sống của thai nhi. Bổ sung axit folic hợp lý chính là cách giảm khiếm khuyết thần kinh, như tật nứt đốt sống”.
Liều lượng bổ sung
Bộ Y tế Mỹ khuyến cáo, những người mẹ tương lai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Lý tưởng nhất là bổ sung từ 3 tháng trước khi thụ thai và 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về tăng liều lượng quy định nếu bạn có tật nứt đốt sống, bạn đã sinh một bé dị tật ống thần kinh; nếu bạn đang nuôi một bé bằng sữa mẹ hoặc nếu mẹ có bệnh celiac.
Khi mẹ không bổ sung axit folic
Phần lớn bé sinh ra không có khuyết tật ống thần kinh; vì vậy, nếu bạn không bổ sung axit folic trong giai đoạn trước và đầu thai kỳ thì không có nghĩa em bé có vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ đang mang thai thì tốt hơn cả là nên bắt đầu uống axit folic ngay. Đây là cách đơn giản lại hữu ích giúp giảm thiểu tối đa dị tật cho bé.
Khi đã quá 12 tuần mà mẹ chưa bổ sung axit folic: Nếu lo ngại, bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ. Nếu trước đó bạn đã sinh con dị tật ống thần kinh, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu cho bạn trong 3 tháng giữa để kiểm tra các nguy cơ có thể xảy ra với bé.
Lưu ý: Gan là thực phẩm giàu axit folic nhưng bạn không nên ăn gan trong thời kỳ mang thai vì nó chứa hàm lượng cao vitamin A. Quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh cho bé.
Ngọc Huê
- 6 lời khuyên cho 3 tháng đầu (07:52:00 07/02/2013)
- Mẹo ‘đuổi’ nghén (07:41:00 05/02/2013)
- Ý nghĩa việc xét nghiệm máu và nước tiểu (08:10:00 04/02/2013)
- Tăng chất và số lượng tinh trùng (10:45:00 01/02/2013)
- Xét nghiệm với thai phụ trên - dưới tuổi 35 (10:40:11 01/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |