- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Sản phẩm gia dụng BlueStone hỗ trợ người phụ nữ “tròn vai” nội trợ hoàn hảo.
-
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt mẻ sẽ khiến hóa chất bám lại lâu hơn.
-
Người uống sữa, viêm khớp, tiết niệu, huyết áp cao không nên ăn rau muống...
-
Dầu ăn tốt, cao cấp có màu vàng sẫm trong suốt, óng ả...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
Cách loại bỏ hóa chất ở rau, củ, quả
Thời gian gần đây, nhiều kết quả kiểm nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành cho thấy, có tới 40% số mẫu giá đỗ, rau mầm có chứa vi sinh vật liên quan đến đường ruột Ecoli, Salmonella, listeria vượt cao hơn mức cho phép đối với rau ăn sống. Tỉ lệ rau quả nhiễm thuốc BVTV của nước ta vào khoảng 6-7%. Cục Bảo vệ thực vật nhận định, dư lượng thuốc BVTV phát hiện nhiều nhất trong các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải ngọt, rau ngót và đậu đỗ.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dẫn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Song nếu lựa chọn và chế biến đúng cách các loại rau, củ, quả có thể giảm mối nguy hại tới 90%.
Những cách dưới đây có thể giúp người tiêu dùng phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật:
- Khi lựa chọn rau, củ, quả cần phải tìm mua tại các cửa hàng có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, ở một số thành phố lớn như Hà Nội đã có các cửa hàng và sàn giao dịch bán rau sạch, người tiêu dùng nên mua tại đó.
- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh, có thể họ hòa các hóa chất độc hại. Ngoài ra, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.
- Đối với các loại củ, quả, trước khi sử dụng cần được rửa sạch, có thể sử dụng nước muối hoặc ozone để khử trùng. Khi mua nên chọn củ quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Các loại củ, quả phải được gọt vỏ, loại bỏ những chỗ trầy, xước, kẽ nứt, nẻ, dập, thối… vì đây là nơi vi sinh vật, các chất từ thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể xâm nhập cao.
- Đối với rau, khi chế biến phải nhặt bỏ hết những phần có mối nguy hại, rửa sạch, khử trùng bằng nước muối hoặc ozone. Dù đã khử trùng bằng nước muối nhưng người tiêu dùng cũng không nên ăn rau sống.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể loại bỏ được phần lớn các nguy cơ các vi sinh vật, các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể có trong rau bằng cách trần rau bằng nước sôi. Sau khi đã tiến hành các bước nhặt sạch, rửa sạch như ở trên, đun nhiều nước cho tới sôi rồi chắt ra lấy ½ nước sôi để ở ngoài. Sau đó thả rau vào xoong đun cho nước sôi, khuấy đều rau nên rồi chắt nước đi. Sau đó, đổ phần nước sôi đã chắt ra từ trước vào xoong, đun sôi lại cho rau chín, đảm bảo vẫn có một nồi canh ngon, an toàn. Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn dư lượng hoá chất thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.
Theo GĐ&XH
- Cách làm mứt chanh (11:39:00 29/05/2013)
- Khoai lang tím nghiền sữa chua mật ong (11:27:00 29/05/2013)
- Để thái hành không cay mắt (11:15:00 29/05/2013)
- 3 món thạch thơm mát (13:06:00 28/05/2013)
- Làm sữa chua 3 tầng nhanh, ngon, đẹp (13:01:00 28/05/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |