Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tăng cân đủ khi mang thai

13:53:16 30/07/2013

Tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và chiều cao của mẹ trước khi thụ thai.

iều này được thể hiện qua chỉ số cơ thể BMI (kg) / chiều cao x chiều cao (m). Ví dụ, cân nặng là 68kg, chiều cao là 1,65m thì chỉ số BMI = 68 / (1,65 x 1,65)=24,98.

Cách đánh giá chỉ số BMI: Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI như sau:

- BMI <16: Gầy độ III

- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II

- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I

- 18,5 ≤ BMI <25: Bình thường

- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân

- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ I

- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II

- BMI > 40: Béo phì độ III

Viện Y khoa Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên như sau:

- Trước khi mang thai, nếu chỉ số BMI từ 18 tới dưới 25, mẹ nên tăng khoảng 11,4-15,9kg trong cả thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên tăng 0,5–2,3kg. Sáu tháng còn lại, mỗi tuần tăng trung bình 0,45kg để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.

- Chỉ số BMI từ 25 tới dưới 30, số cân mẹ nên tăng khi mang thai là 6,8–11,3kg.

- Chỉ số cơ thể từ 30 trở lên, nghĩa là mẹ đã bị béo phì. Nếu mang thai, chỉ nên tăng từ 5kg đến 9kg.

- Khi mang thai đôi, nếu chỉ số BMI bình thường, mẹ nên tăng 16,7–24,5kg; chỉ số 25–29,9, tăng khoảng 14kg và nếu bị béo phì, mẹ chỉ nên tăng từ 11,3kg tới 19kg.

Có bầu, mẹ phải ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, ăn cho hai người không có nghĩa là mẹ phải ăn gấp đôi bình thường. Thay vào đó, mẹ chỉ cần thêm khoảng 300kalo mỗi ngày và thậm chí, ít hơn trong 3 tháng đầu. Một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp với tập luyện khoa học sẽ giúp mẹ tăng cân một cách hợp lý trong ngưỡng cho phép khi mang thai.

Tăng ít hay nhiều đều không tốt

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, phụ nữ tăng quá nhiều cân khi mang thai sẽ có nguy cơ đẻ mổ cao. Họ có cũng có xu hướng béo lên rất nhiều sau khi sinh và những lần mang thai tiếp theo. Điều này sẽ rất nguy hiểm với chị em bị thừa cân hoặc béo phì bởi họ có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm như tim mạch và tiểu đường. Thêm vào đó, em bé của những mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kỳ sẽ nặng hơn bình thường – đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con trong quá trình vượt cạn.

Những bé có mẹ béo phì cũng có xu hướng thừa cân giống mẹ.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ béo phì từ trước khi mang thai thường xuyên gặp phải những vấn đề khi cho con bú như mất sữa, không tìm được tư thế thích hợp… Tăng quá nhiều cân trong giai đoạn mang thai sẽ làm tình trạng này càng tồi tệ hơn.

Ngược lại, chị em quá gầy và lên ít cân sẽ có nguy cơ sinh non và em bé sinh ra cũng sẽ bị nhẹ cân. Sinh non sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe cho bé sau này.

Bí quyết kiểm soát cân nặng trong thai kỳ

Mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn về một chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo không tăng cân quá nhiều hay quá ít.

Mẹ cần giảm bớt lượng tinh bột, tăng các thực phẩm có chất, nhiều đạm như thịt bò, tôm, cua, cá…

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin như táo, nho, cam, quýt… Ngoài việc dễ tiêu hóa, chúng còn giúp mẹ bầu cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh hô hấp trong thời kỳ nhạy cảm này.

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa trong ngày.

Tập thể dục đều đặn: Nếu mới tham gia tập thể dục, mẹ bầu hãy bắt đầu với những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội hoặc các bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai.

Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân không kiểm soát.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo