- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Cách ăn trứng tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Trứng giàu cholesterol nhưng không có lý do nào để tránh trứng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.
Nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ cholesterol bình thường trong máu có thể ăn mỗi ngày một quả trứng mà không sợ béo hoặc làm tăng cao hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trứng là thực phẩm tập trung nhiều choline (một chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển não), là nguồn tuyệt vời của protein, cung cấp 13 vitamin và chất khoáng.
Phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường có thể ăn 1-4 quả trứng mỗi tuần (tất nhiên mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn một chút mà không cần lo ngại về điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé).
Tránh những cách dùng trứng sai lầm
Không quá cầu kỳ trong chế biến là mẹ bầu sẽ có ngay những món thơm ngon và bổ dưỡng từ trứng. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ mang hiệu quả trái ngược, thậm chí có hại cho sức khỏe.
Dưới dây là những cách sử dụng trứng không đúng, mẹ bầu cần tránh:
Cho đường vào trứng: Cách này khiến protein trong trứng gà kết hợp với axit amoni trong đường glucose thành hợp chất khó hấp thu, gây cảm giác khó tiêu, ợ chua.
Ăn trứng gà sống vì tưởng là bổ: Rất nhiều người cho rằng, ăn trứng gà sống có tác dụng nhuận phổi, nhuận tràng, bổ sung nhanh chóng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tốt cho cổ họng…
Tuy nhiên, cách làm này không mấy vệ sinh bởi các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh truyền nhiễm sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể.
Trứng gà sống có chứa nhiều avidin. Lượng chất này quá dư thừa trong cơ thể làm mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, đau cơ bắp, da sưng, rụng lông mày…
Trứng gà sống còn chứa nhiều anbuminôit, không có lợi cho tuyến tụy. Do đó, cơ thể phần lớn không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong trứng sống
Ăn càng nhiều trứng gà, con mới trắng đẹp: Trong giai đoạn "bầu bí", chức năng hấp thụ và tiêu hóa các chất yếu dần; khả năng giải độc của thận và gan giảm. Do đó, nếu thừa quá nhiều chất dinh dưỡng dễ gây thêm “gánh nặng” cho gan và thận, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và thai.
Việc nạp quá nhiều protein sẽ làm đường ruột sản sinh quá nhiều khí NH3 và phenol, dễ dẫn tới hội chứng trúng độc protein với các biểu hiện như chướng bụng, đau đầu chóng mặt; toàn thân mệt mỏi, hôn mê.... Hơn nữa, làn da của bé được quyết định bởi nhiều yếu tố như gene, dinh dưỡng, môi trường... chứ không phải là do mẹ ăn nhiều trứng hay không.
Kiêng trứng gà vì thừa cân: Một số mẹ bầu thừa cân, có hàm lượng cholesterol khá cao nên nghĩ cần kiêng trứng gà. Tuy nhiên, điều này không đúng.
Trứng gà chứa nhiều lecithin (chất kết tủa mạnh), có thể làm cholesterol và các lipit "co cụm", giúp lưu thông máu, hạn chế cholesterol trong máu.
Ngoài ra, lecthin trong trứng gà sau khi được cơ thể tiêu hóa sẽ sản sinh ra cholin giúp nâng cao hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ.
Vừa ăn trứng gà vừa uống sữa đậu nành: Sữa đậu nành có vị ngọt dịu, chứa nhiều protein thực vật; lipit, carbohydrate, vatamin, khoáng chất…vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong đậu nành lại chứa nhiều anbuminôit, chất này khi kết hợp với lòng trắng trứng gà sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm này.
Thời gian chế biến trứng càng lâu càng tốt: Thời gian chế biến trứng quá lâu sẽ làm "hao hụt" chất sắt có trong trứng và sản sinh phản ứng hóa học gây kết tủa có hại cho cơ thể, làm cơ thể khó hấp thụ được các chất sắt. Khi ở nhiệt độ quá cao, protein trong lòng trắng trứng gà sẽ chuyển biến thành các phân tử axit amino, chất này cũng bị phân hóa thành hợp chất hóa học có hại cho cơ thể.
Tráng trứng nên nêm mì chính: Bản thân trứng gà đã chứa lượng lớn axit glutamic, chlorination và natri. Khi gặp nhiệt độ cao, các hợp chất này chuyển biến thành axt glutamic natri, chính là thành phần chủ yếu có trong mì chính.
Nếu cho quá nhiều mì chính khi chế biến trứng sẽ làm mất hương vị tự nhiên của trứng.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Bổ sung sắt và canxi (08:43:00 27/08/2013)
- Lượng sữa bầu hợp lý mỗi ngày (08:07:00 27/08/2013)
- Thai phụ không tự ý uống viên sủi (14:43:00 24/08/2013)
- Thực phẩm giàu DHA (14:38:00 24/08/2013)
- Kiêng ‘đúng’ trong ăn uống mẹ bầu (16:00:00 22/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |