- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Lưu ý mẹ bầu ăn đào, ăn dứa
Một số quan niệm cho rằng, thai phụ cần kiêng ăn đào, ăn dứa vì hai loại quả này nóng, có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, quan niệm trên là không chính xác. Mẹ bầu có thể ăn đào, ăn dứa nhưng với liều lượng hợp lý.
Mẹ bầu tránh ăn nhiều dứa
Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Lợi ích của quả dứa
Ngộ độc dứa: Các nhà khoa học khẳng định, nguyên nhân ngộ độc dứa không phải vì bản thân quả dứa có chất độc hoặc hoặc do rắn thả nọc độc vào dứa (như nhiều người vẫn suy đoán). Thủ phạm có thể do một loại nấm độc, thường gặp dưới mặt đất – xâm nhập vào dứa qua quá trình trồng hoặc vận chuyển. Loại nấm này phát triển mạnh vào mùa hè, trùng với mùa dứa chín. |
Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.
Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).
Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Dứa cũng an toàn với phụ nữ đang cho con bú.
Mẹ bầu có thể bị dị ứng dứa
Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; mẹ bầu cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, mẹ bầu nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp mẹ bầu thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, mẹ bầu nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.
Mẹ bầu và cách ăn đào hợp lý
Bác sĩ khuyến cáo, thông tin ăn đào sẽ sinh con bị câm (điếc); động kinh; hoặc con mọc nhiều lông trên người là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Thông tin ăn đào dễ gây sảy thai thì mẹ bầu cần lưu ý. Bởi vì, đúng là đào có vị ngọt, tính nóng; cho nên, nếu ăn nhiều đào, mẹ bầu dễ bị xuất huyết. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nhất thiết phải kiêng ăn đào trong suốt thai kỳ mà nên sử dụng đào với số lượng hợp lý.
Nhóm người mẹ có kinh nghiệm từng ăn đào khi mang thai cho biết, họ đã sinh ra những em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nhóm người mẹ này cho biết, nếu mỗi tuần thai phụ ăn khoảng 2-3 quả đào (cách 2 hoặc 3 ngày, mẹ bầu có thể ăn một quả đào) thì không gây hại gì.
Lưu ý khi ăn đào
Thai phụ mắc chứng tiểu đường nên hạn chế đào; bởi vì, quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Nhóm mẹ bầu mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn
Đào chứa rất nhiều vitamin A nên sử dụng đào tươi là tốt nhất. Mẹ bầu cũng nên gọt bỏ vỏ đào trước khi ăn để tránh bị ngộ độc và hạn chế được việc ngứa, rát cổ họng do lông đào gây ra.
Nước ép đào cũng an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu nên dùng với liều lượng vừa phải.
Ngọc Huê
- Cách ăn trứng tốt cho sức khỏe mẹ bầu (09:02:00 27/08/2013)
- Bổ sung sắt và canxi (08:43:00 27/08/2013)
- Lượng sữa bầu hợp lý mỗi ngày (08:07:00 27/08/2013)
- Thai phụ không tự ý uống viên sủi (14:43:00 24/08/2013)
- Thực phẩm giàu DHA (14:38:00 24/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |