- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Lưu ý uống nước dừa và nước rau má
Uống nước dừa khi mang thai được coi là tốt cho sức khỏe và an toàn. Còn uống nước rau má khi mang bầu thì cần lưu ý về vấn đề vệ sinh khi chế biến.
Lợi ích dinh dưỡng của nước dừa với mẹ bầu
- Nước dừa có khả năng duy trì nồng độ pH trong hệ tiêu hóa. Qua đó, cân bằng nồng độ axit và “làm mát” hệ tiêu hóa. Nó giải quyết các vấn đề như thừa hay trào ngược axit trong thời kỳ mang thai.
- Nước dừa được coi là đồ uống giảm stress – rắc rối thường gặp trong thời kỳ mang thai.
- Nhiễm trùng tiết niệt – một trong số những khó khăn lớn nhất của phụ nữ mang thai có thể được phòng tránh bằng uống nước dừa hợp lý vì nước dừa được ví như thuốc lợi tiểu tự nhiên.
- Nước dừa còn có tác dụng giúp ngăn chặn mất nước và mất muối ở phụ nữ mang thai. Nó cũng giúp giảm táo bón – một trong những biến chứng chính của thai kỳ. Vấn đề khác như chậm tiêu hóa, ợ nóng có thể được khắc phục bằng cách uống nước dừa.
- Hàm lượng axi lauric trong nước dừa hoạt động như một yếu tố chống vi khuẩn và virus. Bởi thế mẹ bầu uống nước dừa sẽ tránh được nhiễm khuẩn và tăng cường trao đổi chất.
- Nước dừa cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nôn, giảm nghén.
- Nước dừa chứa lượng cao magiê, kali, các chất khoáng khác tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những lưu ý với dầu dừa, cơm dừa, cùi dừa
Dầu dừa (coconut oil): Có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
Dầu dừa còn có tác dụng tuyệt vời với các bệnh về da trong thai kỳ và sau sinh. Dầu dừa có thể được thoa lên da để loại bỏ những vết rạn.
Tuy nhiên, dầu dừa có thể làm tăng cholesterol trong máu. Bởi vậy, thai phụ không nên lạm dụng dầu dừa, nhất là trong chế biến thực phẩm. Dầu dừa cũng chứa lượng kalo cao và có thể dẫn tới béo phì.
Thai phụ dị ứng với dầu dừa có thể bị ngứa, sưng, nổi ban, đau quặn bụng, nôn...
Cùi dừa, cơm dừa: Khi kết hợp với gia vị khác trong món dừa kho thịt thì món này có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất ở mẹ bầu.
Bên cạnh đó, các món ăn được làm từ cơm dừa như xôi, kem, chè... được coi là giàu dinh dưỡng và thơm ngon trên khắp thế giới. Những món này còn giúp thai phụ ngủ ngon hơn.
Lưu ý: Trừ khi mẹ bầu bị dị ứng với dầu dừa, còn không thì không cần tránh ăn dừa, uống nữa dừa hay dùng dầu dừa... Tuy nhiên, không nên nêm quá nhiều dầu dừa vào những món ăn trong thời gian mang thai. Với nước dừa, cơm dừa... thai phụ cũng nên sử dụng với lượng vừa phải.
Lưu ý với nước rau má
Nhiều thai phụ bị nóng, nổi mụn, ngứa… coi nước rau má là “vị thuốc” mát, giải nhiệt. Theo các chuyên gia, cho tới nay, chưa có tài liệu nào của thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu về tác dụng “mát” của rau má với thai nhi.
Mẹ bầu có thể uống nước rau má, với số lượng vừa phải. Tuy vậy, cần đảm bảo điều kiện vệ sinh khi chế biến. Còn nếu mẹ bầu bị nổi mụn, nhọt nhiều thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết nguyên nhân và cách điều trị.
Ngọc Huê
- Lưu ý mẹ bầu ăn đào, ăn dứa (13:22:00 30/08/2013)
- Cách ăn trứng tốt cho sức khỏe mẹ bầu (09:02:00 27/08/2013)
- Bổ sung sắt và canxi (08:43:00 27/08/2013)
- Lượng sữa bầu hợp lý mỗi ngày (08:07:00 27/08/2013)
- Thai phụ không tự ý uống viên sủi (14:43:00 24/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |