- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Lưu ý ninh xương nấu bột (cháo)
Phần lớn các mẹ khi nuôi con nhỏ đều có thói quen ninh xương ống, lọc lấy nước nấu bột (cháo) cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần biết cách cho bé dùng nước ninh xương hợp lý.
Lưu ý với nước hầm xương
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, lâu nay người ta vẫn ninh xương để lấy nước ngọt ăn. Thực tế, trong nước ninh xương có một số chất khoáng vô cơ, nhưng khi được hấp thụ vào cơ thể người thì nó chuyển thành chất khoáng hữu cơ. Trong nước ninh xương có nhiều chất béo, vì vậy các bé không nên ăn; hoặc nếu ăn thì trước đó nên được gạn bớt phần béo đi. Một điều nữa, không nên chỉ ninh xương ống, mà có thể ninh xương gà, xương lợn để các loại nước ngọt này đa dạng hơn.
Vấn đề ở tủy xương
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại (nguyên chuyên viên Bộ Y tế), trong tủy xương chứa một loại mỡ mà khả năng ống tiêu hóa của bé chưa vẹn toàn nên khó tiêu. Vì vậy, mẹ nên loại bỏ phần mỡ nổi trên vì bao giờ mỡ cũng nhẹ hơn nên nổi lên trên. Như vậy, việc sử dụng nước xương hầm sẽ không bị cản trở đến khả năng tiêu hóa nói chung, khả năng hấp thụ canxi nói riêng.
Mẹ có thể để nước xương vào tủ lạnh từ 3-4 tiếng để các cặn bẩn, mỡ, chất béo đông lại tích tụ thành lớp váng trên bề mặt. Lúc đó chỉ cần dùng thìa hớt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu sợ con bị đầy bụng thì khi ninh các mẹ hãy bỏ thêm một nhánh hành tím hoặc một mẩu gừng vào. Hành và gừng cũng hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng tự nhiên rất tốt cho con.
Không lạm dụng nước hầm xương
Mẹ đừng nghĩ nước xương bổ xương mà lạm dụng dùng nhiều nước hầm xương cho bé. Lưu ý, khi bé đang mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì không cho dùng nước hầm xương. Dù bé không có vấn đề về tiêu hóa thì trước khi ninh nấu vẫn nên nạo bỏ hết tủy xương và chỉ dùng xương đơn thuần.
Trong phần cứng của xương có khoáng chất, nhưng trong cá, tôm cũng có các chất khoáng. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn thực phẩm đa dạng để bổ sung các chất khoáng chứ không nhất thiết là chỉ tập trung vào nước xương. Người già có bộ máy tiêu hóa yếu, khi ăn nước xương cũng tương tự như các bé, tức là nên gạt bỏ bớt phần béo để không cản trở sự hấp thu canxi. Tiêu hóa chất béo không thỏa đáng có thể làm giảm sự hấp thu canxi. Nguyên nhân có thể là do canxi kết hợp với axit béo không hấp thụ tạo nên canxi đen, bài tiết ra ngoài theo phân.
Một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con 1-2 lần.
Mách mẹ một số loại nước xương nấu cháo cho bé
- Nước chân gà, carrot, su hào.
- Nước xương lợn, ngô non, nấm kim châm.
- Nước xương cá, cà chua, thìa là.
- Nước vỏ tôm, lá hành, lá hẹ.
- Nước xương lươn, mùi tàu, nấm hương tươi.
- Nước xương lợn, đậu đỏ, ngó sen.
Phương Thảo (tổng hợp)
- Cách cho rau vào bột ăn dặm (09:48:00 01/10/2013)
- Cho bé ăn khoai tây (09:42:00 01/10/2013)
- Cho bé ăn bột ngọt khoai lang (12:51:00 28/09/2013)
- Cho bé ăn dặm carrot (12:42:00 28/09/2013)
- Tập cho bé ăn lê và ăn dứa (12:30:00 28/09/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |