- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Tập cho bé ăn lê và ăn dứa
Bé mới ăn dặm có thể cho làm quen với lê; đến khoảng 8 tháng tuổi, mẹ mới nên tập cho bé ăn dứa.
Tập cho bé ăn lê
Lê giàu chất xơ, kali và vitamin C. Giống các loại quả khác, chất xơ có trong lê chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng giảm ung thư, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và duy trì lượng cholesterol cân bằng.
Trong quả lê có chứa tới 2 loại đường là glucose và fructose. Lê cũng được xem như “bài thuốc” xoa dịu cho bé mắc táo bón.
Thời điểm cho bé ăn lê: Lê được coi là sự lựa chọn hợp lý dành cho bé tập ăn dặm (6 tháng tuổi).
Cách chế biến: Khi mới cho bé tập ăn lê, mẹ có thể hấp lê cho đến khi lê chín mềm nhưng với bé khoảng 7-8 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn lê tươi. Lúc này, lê không cần được hấp hay nấu chín vì bản thân lê chín đã mềm và dễ tiêu hóa.
Một số cách chế biến quả lê như sau:
1. Lê nghiền nhuyễn
Có thể hấp (hoặc không hấp) vài miếng lê nhỏ, chín, đã được gọt sạch vỏ, bỏ hạt. Tiếp đến, nghiền nhuyễn lê thành hỗn hợp sền sệt và cho bé thưởng thức. Nếu hỗn hợp quá đặc, có thể thêm vào chút nước đun sôi để nguội.
Cách 2: Cắt lê đã được gọt vỏ, bỏ hạt thành những miếng nhỏ rồi cho vào nồi nấu. Thêm ít nước lọc hoặc nước táo ép. Đậy vung và đun nhỏ lửa cho đến khi lê chín mềm. Có thể dùng thìa dầm nhuyễn hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn lê. Cuối cùng, múc một ít lê được nghiền nhuyễn ra cốc hoặc bát và cho bé thưởng thức.
2. Lê trộn với bột ăn dặm
Trước tiên, lê được gọt vỏ, bỏ hạt và thái thành khúc nhỏ. Tiếp đến, mẹ nghiền nhừ lê và dùng hỗn hợp lê như một loại rau, trộn vào bột ăn dặm dành cho bé.
Những thực phẩm có thể trộn chung với lê là: táo, quả bơ, chuối, xoài, đào, khoai lang, thịt gà, sữa chua.
Tập cho bé ăn dứa
Phần lớn cha mẹ loại bỏ dứa trong thực đơn ăn dặm của bé vì loại quả này thường khó khăn khi gọt vỏ và chế biến. Tuy nhiên, dứa rất giàu chất xơ, các enzym kích thích tiêu hóa, canxi và kali. Dứa còn dồi dào mangan – chất cần thiết để xây dựng hệ xương. Vitamin C trong dứa cung cấp cho bé sức đề kháng tốt, giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, chất bromelain có trong dứa có tác dụng giúp bé phòng ngừa ho.
Nếu biết cách chế biến, mẹ có thể cho bé dùng nước ép dứa với mùi vị thơm ngon mà không gây ngứa miệng cho con.
Thời điểm cho bé ăn dứa: Khoảng 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho con tập ăn dứa đóng hộp hoặc dứa tươi đã qua chế biến. Nếu mua dứa đóng hộp, mẹ cần đảm bảo đó là nhãn hiệu dành riêng cho bé ăn dặm vì dứa đóng hộp bình thường có thể được thêm nhiều đường hóa học – thứ cần tránh trong thực đơn của bé.
Cách chọn mua: Dứa tươi cần chọn quả chín đều, không bị dập nát hoặc nẫu ở bên trong. Khi bổ ra, thịt dứa phải có mùi vị thơm ngon mà vẫn giữ được độ chắc chắn.
Cách chế biến: Dứa chín sau khi cắt bỏ hai đầu, gọt sạch mắt dưới, ngâm qua với nước sôi để nguội, được cắt thành hình vuông nhỏ. Ban đầu, mẹ có thể cho dứa vào nồi hấp, rồi mới xay thành nước ép (pha loãng với nước lọc) và cho bé thưởng thức. Khi đã quen, có thể cho bé ăn dứa dạng thái hạt lựu nhỏ, ăn bốc hoặc dứa với khoanh to hơn, tùy độ tuổi của bé.
Phương Thảo
- Cho bé tập ăn mận và kiwi (15:22:00 24/09/2013)
- Lưu ý cho bé ăn dưa hấu (15:14:00 24/09/2013)
- Lợi ích của cam và nước cam với bé (14:57:00 24/09/2013)
- Lợi ích của nước dừa với bé (15:43:00 23/09/2013)
- Chế độ nước lọc cho bé tuổi chập chững (15:31:00 23/09/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |