- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Cho bé ăn khoai tây
Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo.
Thời điểm cho bé ăn khoai tây
Do khoai tây nhiều tinh bột, ít các chất dinh dưỡng khác nên các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên cho bé ăn khoai tây khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển.
Cách chọn và bảo quản khoai tây
Nên chọn loại khoai có vỏ màu vàng nâu nhạt. So với loại khoai vỏ trắng, loại khoai này mịn và bở hơn khi được hấp chín và dầm nhuyễn. Đảm bảo rằng khoai không mọc mầm hoặc có những đốm xanh.
Cách bảo quản khoai tốt nhất là để khoai ở nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh dự trữ khoai tây trong ngăn đá. Cũng không nên để khoai ở khu vực ẩm ướt vì như thế, nó sẽ dễ mọc mầm.
Cách chế biến
Hấp là cách chế biến giữ được nhiều dinh dưỡng trong khoai. Ngoài ra, mẹ có thể thái hạt lựu và luộc chín khoai trước khi nghiền nhuyễn và cho bé thưởng thức.
1. Khoai tây nghiền nhuyễn
- Cách 1: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp. Khi khoai đã chín mềm, có thể dùng thìa dầm nhuyễn khoai và cho bé thưởng thức. Ngoài ra, có thể thái khoai dạng hạt lựu và cho bé dùng tay bốc.
- Cách 2: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái dạng hạt lựu và cho vào nồi luộc. Chú ý mực nước trong nồi chỉ cao hơn mực khoai một chút là được. Kiểm tra khoai và thêm nước, nếu cần. Cuối cùng, dùng thìa dầm phần khoai đã được luộc chín và cho bé ăn. Có thể cho thêm chút nước luộc trong nồi để hỗn hợp khoai bớt đặc.
2. Hỗn hợp khoai tây và súp lơ (bông cải) xanh
- Luộc (hấp hoặc nướng) khoai tây cho đến khi khoai chín mềm.
- Dùng thìa dầm nhuyễn phần khoai đã chín, thêm chút nước, nếu cần. Thêm vào bát khoai một chút súp lơ xanh đã được hấp chín, thái nhỏ mịn. Trộn đều hỗn hợp và cho bé thưởng thức.
3. Khoai tây và bí xanh
- Bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt được hấp (luộc) cho đến khi chín mềm. Khoai tây gọt vỏ được hấp (luộc) cho đến khi chín mềm.
- Bí xanh và khoai tây được thái dạng hạt lựu và cho bé dùng tay ăn bốc.
Thực phẩm trộn chung với khoai tây là: carrot, đậu đỗ, củ cải, bí xanh; thịt gà, thịt bò, thịt lợn.
4. Khoai tây với carrot, ngô ngọt
2 miếng carrot gọt vỏ, thái khoanh nhỏ; một phần ngô ngọt đóng hộp (hoặc ngô đông lạnh); 2 thìa sữa mẹ (hay sữa công thức); 2 miếng khoai tây gọt vỏ, bổ nhỏ. Cho carrot vào nồi với một ít nước, đun sôi nhỏ lửa 5 phút. Thêm khoai tây, ngô ngọt, thêm ít nước nữa nếu cần và tiếp tục nấu. Khi các nguyên liệu đã chín mềm, chờ nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn. Thêm sữa mẹ (hay sữa công thức vào món ăn) trước khi cho bé ăn.
Không cho bé ăn khoai tây mọc mầm
Khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho bé nếu ăn phải. Đặc biệt những chất này tập trung vùng vỏ khoai có màu xanh, tím.
Khi bị trúng độc khoai tây, người bệnh có biểu hiện khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt… Trường hợp nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột; sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Để đảm bảo an toàn khi chế biến khoai tây cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn
- Không để khoai tây nơi có ánh sáng và không trữ quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.
- Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chết biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
Giải đáp thắc mắc: ‘Khoai tây nghiền có tốt cho chiều cao của bé?’
Một số phụ huynh nghe nói ăn khoai tây nghiền thường xuyên tốt cho chiều cao của con và băn khoăn không biết điều này có đúng.
Theo các bác sĩ, lý luận này có lẽ xuất phát từ việc người châu Âu ăn nhiều khoai tây và có chiều cao tốt hơn người châu Á thường ăn gạo là chủ yếu. Khoai tây là nhóm thực phẩm giàu carbohydrate giống như gạo, có nhiều chất xơ và một ít đạm quý, có lợi cho sức khỏe. Mẹ có thể cho bé ăn khoai tây thay đổi với phần gạo, số lần ăn tùy thuộc khẩu vị, ý thích của bé, nhưng không thay thế đạm hay béo, sữa được. Món gì ăn nhiều quá cũng làm bé ngán, mà chán quá không ăn được, thiếu dinh dưỡng thì sẽ không tăng cân, không tăng chiều cao.
Có lẽ người châu Âu cao hơn người châu Á không phải do ăn nhiều khoai tây mà do chế độ ăn của họ có nhiều bơ sữa, vì vậy giàu canxi. Ngoài ra, bơ sữa giàu chất béo nên từ nhỏ họ không bị thiếu năng lượng kéo dài, tiềm năng chiều cao phát triển tối ưu được so với chúng ta.
Phương Thảo (tổng hợp)
- Cho bé ăn bột ngọt khoai lang (12:51:00 28/09/2013)
- Cho bé ăn dặm carrot (12:42:00 28/09/2013)
- Tập cho bé ăn lê và ăn dứa (12:30:00 28/09/2013)
- Cho bé tập ăn mận và kiwi (15:22:00 24/09/2013)
- Lưu ý cho bé ăn dưa hấu (15:14:00 24/09/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |