- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Xử trí với bé chỉ ‘mê’ ăn thịt
Bé chỉ 'mê' thịt mà lười ăn rau, cơ thể sẽ thiếu chất xơ (kích thích thành ruột tiêu hóa thức ăn). Như vậy, các chất thải của hệ tiêu hóa tồn đọng trong cơ thể quá lâu, khiến bé bị táo bón.
Nếu bé thường xuyên bị táo bón, các thành phần độc hại trong chất thải bị hấp thu vào máu, dẫn tới mất cân bằng trao đổi chất và gây bệnh tật.
Viêm đường ruột: Bé chỉ ăn thịt sẽ làm các vi khuẩn đường ruột yếu dần đi; trong khi đó các vi khuẩn có hại tăng lên làm bé dễ mắc bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
Thiếu vitamin C: Vitamin C chủ yếu có trong rau quả củ. Loại vitamin này có tác dụng lớn với thể chất và trí tuệ của bé. Vitamin C còn giúp tích lũy canxi trong cơ thể, đảm bảo răng và xương chắc khỏe. Bé ăn nhiều thịt sẽ dẫn tới thiếu vitamin C, thiếu canxi.
Thiếu vitamin A: Khi ăn nhiều thịt, bé sẽ hay bị đầy bụng mà chán các món khác, dẫn tới thiếu vitamin A. Điều này ảnh hưởng tới thị lực của bé, còn khiến bé dễ bị mắc bệnh hô hấp và bệnh ngoài da.
Thừa năng lượng: Bé tiêu thụ nhiều đạm dễ béo phì, thừa cân.
Chán ăn: Việc quá lâu không ăn rau, chỉ ăn thịt khiến cơ thể có phản ứng không thèm ăn rau và ăn không ngon miệng.
‘Xử trí’ với bé
Mẹ nên ‘khống chế’ lượng thịt nói riêng và lượng đạm nói chung cho bé mỗi ngày, ngay từ khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm. Khi chế biến món ăn cho con, mẹ cần cân đối dinh dưỡng cùng với việc đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm.
Kiên trì tập cho bé ăn các món bé chưa hào hứng. Tập cho bé ăn một món nào đó cần lặp đi lặp lại, bé không chịu ăn hôm nay thì chuyển sang hôm khác nhưng tuyệt đối không ép bé.
Đặc biệt, nên hạn chế đồ ăn nhanh với các món thịt, thay vào đó là bữa phụ với hoa quả, sữa hay bánh mỳ…
Cha mẹ cũng cần làm gương cho bé trong việc tiêu thụ lượng thịt hợp lý mỗi ngày.
Khi chế biến món ăn có thịt, mẹ nên lồng thịt vào món canh cà chua hoặc soup khoai tây, carrot… để bé vừa ăn thịt, vừa ăn được cả rau củ.
Mẹ nên đa dạng các loại thịt cho bé, không nên ưu tiên quá với món thịt mà bé khoái khẩu. Nhiều dầu mỡ sẽ không có lợi cho sức khỏe của bé (làm bé thừa cân, béo phì, đầy bụng mà chán các món khác).
Phương Thảo (tổng hợp)
- Lưu ý khi cho bé ăn bí đỏ (14:19:00 03/10/2013)
- Cho bé ăn dặm quả chuối, quả bơ (14:15:00 03/10/2013)
- Lưu ý ninh xương nấu bột (cháo) (09:52:00 01/10/2013)
- Cách cho rau vào bột ăn dặm (09:48:00 01/10/2013)
- Cho bé ăn khoai tây (09:42:00 01/10/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |