- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Một số hỏi đáp khi cho bé bú và ăn dặm
Một số thắc mắc chung của mẹ khi cho con bú hay chăm con ăn dặm sẽ được giải đáp dưới đây.
1. Tôi cho bé sơ sinh của tôi bú mẹ thường xuyên nhưng dường như bé luôn bị đói. Liệu tôi có nên cho bé bú theo lịch (2-3 tiếng một cữ) không?
- Cho con bú theo lịch (2-3 tiếng/lần) là điều không nên đối với bé sơ sinh. Mẹ có thể đọc được ở đâu đó các chuyên gia khuyên rằng nên cho bé bú mỗi 2-3 tiếng một lần nhưng không nên áp dụng một cách máy móc. Mẹ cần biết rõ là cho con mình bú bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, một số bé sơ sinh mất nhiều thời gian để bú nên mẹ có cảm giác cho con bú liên tục mà bé vẫn chưa đủ no.
Nhớ là không phải lúc nào con khóc thì cũng là do đói. Các bé có thể khóc bởi rất nhiều lý do, chẳng hạn khi bé thấy mệt mỏi hoặc bị kích thích quá mức. Đôi khi bé muốn ti mẹ để thấy dễ chịu – bé chỉ cần được mút (bú) chứ không đói.
Có một số giai đoạn lớn nhanh ở bé, chẳng hạn từ 3 tuần tới 6 tuần và tháng thứ 4, bé sẽ cần bú mẹ thường xuyên hơn và đây là điểm mẹ cần chú ý.
2. Bé nhà tôi thường quấy khóc sau khi bú bình. Tôi có nên đổi sữa bột cho bé?
- Mẹ chưa cần vội vã đổi sữa cho con. Bởi nguyên nhân bé quấy sau bú bình có thể do bé bị đầy hơi (hít phải nhiều hơi khi bú) chứ không hẳn là do nhãn sữa. Thông thường việc đổi sữa sẽ hợp lý hơn nếu mẹ tham khảo lời khuyên từ bác sĩ trước đó. Bác sĩ sẽ đề nghị đổi sang loại sữa khác nếu con của mẹ có các dấu hiệu bị dị ứng hoặc không dung nạp protein trong sữa; hoặc các biểu hiển quấy sau khi ăn, có máu trong phân, tiêu chảy và nôn trớ. Bé bị dị ứng với protein trong sữa cũng có thể bị phát ban và những vấn đề về hô hấp.
Nếu mẹ thấy lo ngại, nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa để xem có nên chuyển sang sữa bột ít gây dị ứng (loại mà protein trong sữa bò được phá vỡ) để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Mẹ cũng nên kiểm tra phân của bé xem có dấu hiệu nào lạ không.
3. Tôi nghe nói sữa đậu nành có thể gây ra các vấn đề về sinh sản. Liệu bé nhà tôi dùng sữa bột gốc đậu nành thì có an toàn không?
- Đậu nành và các loại đậu khác có chứa một lượng nhỏ estrogen tự nhiên (một nội tiết tố), về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản và trưởng thành của một em bé.
Các nghiên cứu thực hiện trên chuột và khỉ (cho ăn đậu nành và các sản phẩm của đậu nành) đã phát hiện một số ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe động vật. Tuy nhiên Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ chứng minh, không có bằng chứng là cho bé ăn sữa đậu nành sẽ dẫn tới các vấn đề về sinh sản.
Dù vậy để an toàn, mẹ không nên chọn sữa bột gốc đậu nành là sữa đầu tiên cho bé. Theo Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, nếu vì lý do nào đó mà không thể cho bé bú mẹ, mẹ nên chọn loại sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò (chẳng hạn sữa non) và chỉ cho bé dùng sữa bột gốc đậu nành trong những tình huống đặc biệt, khi được bác sĩ chỉ định. Ví dụ, sữa bột gốc đậu nành được khuyên dùng cho bé mắc chứng galactosemia (một rối loạn trao đổi chất hiếm gặp) vì bé không thể hấp thu sữa bột có đường lactose hoặc galactose.
4. Bé 6 tháng nhà tôi đã bú mẹ hoàn toàn và chưa từng bú bình. Bây giờ tôi muốn cho bé bú thêm sữa bình nhưng bé không chịu. Tôi phải làm gì?
- Một khi bé đã quen bú mẹ thì sẽ rất khó khăn cho bé nếu phải chuyển sang bú bình. Khi ấy, mẹ cần tập bú bình cho bé đã quen bú mẹ. Chẳng hạn, trước khi mẹ pha sữa bột vào bình sữa thì mẹ thử vắt một chút sữa mẹ, cho vào bình rồi tập cho bé hút. Khi bé có vẻ hơi đói nhưng không quá mệt, mẹ có thể nhờ người nhà cho bé bú một ít sữa bình trước cữ bú mẹ thông thường. Nếu bé không chịu bú bình, mẹ nên thử lại sau hoặc thử lại vào ngày hôm sau.
Hoặc những khi vui chơi, mẹ có thể dùng bình sữa làm đồ chơi để bé làm quen, cầm nắm, mút mát. Sau khi bé đã quen với bình sữa, mẹ mới nên pha sữa vào bình để cho bé bú.
5. Làm sao để giảm trớ sữa cho bé
- Hãy thử những gợi ý sau để giúp bé hạn chế bị trớ sữa sau khi bú.
+ Bế bé ở vị trí thẳng khi mẹ cho con bú. Cho bé bú khi bé nằm cao đầu trong vòng tay mẹ hoặc ngồi trên một chiếc xe đẩy, với phần đầu nâng cao.
+ Giữ cho thời gian bú được yên tĩnh. Tránh tối thiểu tiếng ồn hoặc những yếu tố làm bé phân tán xung quanh. Không cố gắng cho bé bú lúc bé quá đói. Nếu bị mất tập trung, bé có xu hướng nuốt phải nhiều khí thừa trong quá trình ti mẹ hoặc bú bình. Điều này làm bé nhanh đầy hơi và dễ trớ sữa sau bú.
+ Nếu mẹ cho con bú bình bằng sữa bột hoặc sữa mẹ đã vắt, hãy đảm bảo lỗ chảy sữa trên núm vú cao su không quá nhỏ vì nó sẽ khiến mỗi lần hút của bé được ít sữa nhưng lại nhiều không khí. Dù vậy, cũng không nên chọn núm cao su có lỗ chảy to vì bé không kiểm soát được nếu dòng sữa chảy quá nhanh, dễ bị sặc hoặc trớ ngay lúc bú.
+ Vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần cho bú. Nếu bé có những quãng nghỉ tự nhiên trong cữ bú, mẹ hãy tận dụng cơ hội này để vỗ ợ hơi cho bé trước khi cho bé bú tiếp. Bằng cách này, nếu có bất kỳ khí thừa thì nó sẽ được vỗ để thoát xuống (hoặc thoát ra) trước khi đón một lượng sữa mới.
+ Tránh gây áp lực lên bụng của bé. Đảm bảo quần áo và tã (bỉm) không quấn quá chặt. Không ép bụng bé lên cánh tay mẹ khi vỗ ợ hơi. Tránh cho bé ngồi xe đẩy và thắt dây an toàn của xe ngay sau cữ bú bởi vì di chuyển của xe tạo áp lực lên dây an toàn cũng như lên bụng của bé.
+ Đừng chọn những tư thế bế phải vòng tay ép vào bụng bé ngay sau khi bú. Cố gắng bế bé ở vị trí thẳng trong vòng nửa tiếng sau đó.
+ Không cho bé bú quá no. Nếu bé bị trớ một ít sữa sau cữ bú, có thể do no quá. Mẹ nên cho bé ti mẹ hoặc bú bình với ít sữa hơn, cữ bú ngắn hơn nhưng cần kiểm tra xem bé đủ no không. Bé có thể bú ít sữa mỗi cữ nhưng phải tăng số cữ bú trong ngày.
+ Nếu mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn, cần hỏi bác sĩ xem liệu có thứ gì trong chế độ ăn của mẹ làm bé bị trớ không (đôi khi mẹ uống sữa bò có thể làm bé bị dị ứng).
+ Nếu bé bú xong là buồn ngủ, mẹ nên kê gối cho bé để giữ đầu bé thẳng.
6. Bé nhà tôi 7 tháng nhưng mỗi bữa chỉ ăn vài thìa bột. Liệu ăn ít thế bé có bị suy dinh dưỡng không?
- Ở tuổi này, nhiều bé có thể ăn 3 bữa bột mỗi ngày nhưng cũng có bé chỉ mút mát vài thìa bột trong 2 bữa/ngày. Mẹ đừng lo lắng về số lượng bột mà bé ăn được. Thay vào đó, nên tìm cách cải thiện dần dần để tăng lượng thức ăn cho bé theo từng ngày.
Nếu bé uống hơn 120ml sữa bình mỗi ngày và bú mẹ sau mỗi 2-3 tiếng thì có thể là bé ham uống sữa nên không còn cảm giác ngon miệng với thức ăn dặm. Do đó hãy đảm bảo con mẹ đủ đói, chờ khoảng ít nhất một tiếng sau khi cho bé bú mẹ hoặc bú bình mới nên bón bột cho bé.
7. Bé 8 tháng nhà tôi ghét ăn bột thịt. Tôi phải làm sao?
- Thịt là nguồn chất sắt quan trọng với bé ăn dặm, cho dù bé cũng có thể nhận được chất sắt từ những nguồn thực phẩm khác như từ rau xanh, ngũ cốc. Bởi vậy, mẹ nên tiếp tục tập cho bé ăn thịt bằng cách nấu bột thịt với những thực phẩm khác mà bé thích; chẳng hạn, carrot nấu với thịt bò hay thịt gà nấu với táo tây. Ngoài ra, một số bé không thích thịt xay nhuyễn mà thích ăn thịt được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau như soup thịt gà...
8. Bé nhà tôi thích ăn vặt cả ngày, còn ăn ít vào những bữa chính. Thói quen này có ảnh hưởng gì tới bé không?
- Các bé có dạ dày nhỏ, bởi thế nên bữa ăn phụ, bên cạnh bữa chính là rất quan trọng. Mẹ cố gắng thiết lập lịch ăn uống hàng ngày cho bé gồm 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ. Ở những bữa phụ, mẹ nên cho bé ăn những món tốt cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả, không phải thức ăn công nghiệp đóng gói.
9. Bé 15 tháng nhà tôi chỉ ‘kết’ 3 món là sữa, snack và mì tôm. Làm sao để tôi cho bé ăn uống đa dạng hơn?
- Nếu bé từ chối những gì mẹ chuẩn bị cho bé thì thử chờ thêm khoảng một tiếng nữa, cho tới khi con của mẹ đói mới đem đồ ăn ra. Lúc bụng đói, bé có khả năng sẽ ăn những thứ mẹ bày ra. Tuy nhiên nếu bé vẫn không chịu ăn, mẹ có thể chuẩn bị cho bé một số món mà mẹ nghĩ là ngon miệng như soup thịt cà chua hay cháo cá quả... Nếu mẹ kiên trì và không ngay lập tức tìm món “tủ” của bé thì bé sẽ dần biết ăn những món khác. Có điều mẹ sẽ mất nhiều thời gian với bé.
Cho con mẹ tham gia chuẩn bị bữa ăn cũng có thể thu hút bé vào chuyện ăn uống. Bởi vậy, mẹ có thể nhờ bé bỏ hạt nêm vào món canh hoặc bày cà chua vào đĩa salad cho mẹ. Ngoài ra, hai mẹ con có thể sáng tạo để làm cho món ăn hấp dẫn hơn như cùng bé sắp xếp các loại rau củ thành mặt cười hoặc hình ảnh đơn giản trên đĩa.
Phương Thảo
- Trắc nghiệm dị ứng thức ăn ở bé (16:10:00 25/12/2013)
- Lượng nước lọc bé cần (16:07:00 25/12/2013)
- Để bé đủ chất xơ từ thực phẩm (13:56:00 23/12/2013)
- Để bé đủ sắt từ thực phẩm (20:28:00 19/12/2013)
- Để bé đủ canxi từ thực phẩm (20:15:00 19/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |