- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 3 tuổi
3 tuổi, các kỹ năng về ngôn ngữ, cảm xúc xã hội, nhận thức… của bé khá tốt.
Bé đếm tốt
Hầu hết các bé 3 tuổi đều biết đếm từ 1 tới 10 hoặc nhiều hơn. Bé còn có thể biết xòe từng ngón tay để đếm số tương ứng.
Bé biết đếm đúng thứ tự của 3 người hay 3 đồ vật hoặc nhiều hơn. Một số bé nhận diện được các con số từ 1 tới 9. Bé cũng sẽ phản ứng nếu mẹ chia cho bé ít phần bánh hơn anh (em) hay bạn bè của bé.
Để củng cố kỹ năng toán học cho con: Các bé lên 3 phần lớn đã đi mẫu giáo. Ở trường, các cô giáo sẽ dạy bé về con số và học số đếm. Tuy nhiên khi ở nhà, mẹ nên tăng cường kỹ năng này cho bé bằng cách cùng bé đếm đồ vật, đồ chơi, số người… trong nhà. Dạy bé đếm đúng thứ tự từ một tới 10 và nhiều hơn nữa.
Làm quen với chữ cái
Lên 3, mẹ có thể cùng bé chơi trò nhận biết các mặt chữ cái. Qua đó, hướng dẫn để bé biết sắp xếp chữ cái để tạo trật tự cái tên bé hay tên bố mẹ và người thân khác trong nhà. Để bé dễ dàng ghi nhớ tên mình, mẹ có thể viết tên bé lên tờ giấy trắng bằng bút màu. Sau đó, để bé tự dán tên mình lên bức tường treo trong phòng bé để bé có cơ hội thường xuyên tiếp xúc và ghi nhớ.
Hướng dẫn bé học nói điều hay
Lên 3, bé được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Vì vậy, bé cũng có thể bắt chước và tập nói rất nhiều cụm từ xấu. Mẹ nên lưu ý dạy bé một số cụm từ có ý nghĩa văn minh mà bé có thể sử dụng hàng ngày như:
“Tớ có thể chơi cùng được không?” - khi bé muốn tham gia trò chơi nào đó cùng một nhóm bạn. Mẹ nên để cho bé biết phải được sự đồng ý và chấp nhận của các bạn khác, bé mới được phép chơi cùng.
“Con cảm ơn cô (bác) nhiều ạ” - khi bé được nhận quà.
“Con không vui vì bạn Bống cứ giật tóc con” - khi bé biểu lộ sự tức giận với một ai đó
Lưu ý: Mẹ cũng cần hướng dẫn để bé giữ âm lượng vừa phải khi nói chuyện. Tránh việc bé nói quá nhỏ hoặc quá lớn khiến người nghe phải bực mình, khó chịu.
Cùng bé đọc sách
Mẹ nên tìm những cuốn sách hay cuốn truyện tranh về thế giới các loài vật. Những cuốn sách như thế này có tác dụng giúp bé khám phá thế giới tự nhiên đồng thời kích thích trí tưởng tượng phong phú của bé.
Mỗi lần đọc cho bé nghe xong một mẩu chuyện, mẹ nên gợi ý để bé hình dung ra những đoạn kết khác theo ý kiến của cá nhân bé. Bé sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú với sự sáng tạo của mình, nhất là khi bé được mẹ khen.
Mẹ cũng có thể chọn những bài thơ hay những bài hát ngắn thú vị và dạy bé học thuộc bằng cách bạn hát mẫu trước đó. Để bé dễ ghi nhớ hơn, mẹ nên lặp đi lặp lại từng câu ngắn mỗi ngày. Khi bé đã quen rồi, lúc ấy mới xâu kết các câu rời rạc lại với nhau thành một bài hoàn chỉnh và cho bé “thể hiện”
Tình bạn ở bé lên 3
3 tuổi, bé bắt đầu phát triển tình bạn theo đúng nghĩa. Bé biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè khi chơi.
Người bạn tưởng tượng của bé
3 tuổi, bé rất dễ thân thiết với một người bạn do chính mình tưởng tượng ra như một con thú bông hay đồ chơi siêu nhân yêu thích…
Tác dụng của những người bạn ‘ảo’ với tâm lý bé: Cũng giống như những người bạn thực tế khác, bé có thể trò chuyện với bạn ảo mỗi ngày. Nào là chuyện hôm nay bé được đi công viên, chơi đu quay thế nào đến chuyện bé xem voi, hổ trong vườn bách thú…
Thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình, bé có thể gắn cho người bạn ảo những đặc điểm về diện mạo hay tính cách riêng. Điều này giúp bé tăng cường khả năng sáng tạo.
Mẹ có thể nhận biết tâm tư, nguyện vọng, niềm vui, nỗi buồn hàng ngày khi bé trò chuyện hay thổ lộ cùng người bạn không có thực ấy.
Bạn ảo là nơi bé có thể thoải mái cáu giận mà không sợ bất kỳ phản ứng đáp trả bất lợi nào từ phía đối phương.
Bé cũng có tâm lý thỏai mái, tự tin khi chơi cùng bạn ảo. Vì người bạn này được đặc biệt xây dựng theo khuôn mẫu riêng của bé nên trong mắt bé, đây thực sự là một người bạn tốt.
Rắc rối với người bạn 'ảo' của bé: Hầu hết, việc vui chơi với những người bạn ảo là một giai đoạn phát triển tương đối bình thường ở bé. Thông qua người bạn tưởng tượng bên cạnh, bé dễ dàng chia sẻ những điều thầm kín. Thú vị hơn, mẹ cũng có thể nhận biết bé đang gặp phải những nỗi lo lắng hay buồn phiền gì qua người bạn không có thật ấy. Chẳng hạn, nếu bé gắn cho bạn gấu bông tính cách hay sợ bóng tối, tương tự điều này là nỗi sợ tiềm ẩn của bé mà có thể bé không sẵn lòng thổ lộ cùng mẹ.
Nếu bé để cho người bạn ảo của mình có những hoạt động yêu thích nhất định - đó chính là những việc bé có hứng thú quan tâm
Nếu người bạn tưởng tượng này chỉ đóng một phần trong cuộc sống của bé thì mẹ không cần quá lo lắng. Điều này có nghĩa là, ngoài việc trò chuyện với người bạn ảo ra, bé vẫn sẵn sàng tham gia vui chơi với cha mẹ hay các bạn bè cùng độ tuổi khác.
Ngược lại, khi bé chỉ coi người bạn do mình tưởng tượng ra là quan trọng nhất, bé không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào xung quanh. Lúc này, mẹ nên hướng dẫn để bé hòa nhập với cuộc sống thực tế.
Lưu ý dành cho mẹ: Mẹ nên tôn trọng và chấp nhận người bạn tưởng tượng của bé. Bên cạnh đó, mẹ nên theo dõi và kiểm soát những đặc điểm hay những hành vi bé tự gán cho người bạn ấy có phù hợp không.
Bé không thích thậm chí sẽ phản ứng gay gắt khi mẹ cho rằng: “Đó là người bạn vớ vẩn, không có thật”. Thay vào những nhận xét chủ quan từ phía người lớn, mẹ có thể hướng dẫn bé sáng tạo ra những mẫu người bạn mang nhiều đức tính tốt như biết vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, chăm làm…
Nếu bé mắc lỗi mà liên tục lôi người bạn ảo ra để chịu trận cho bé, mẹ cần kiên nhẫn giải thích. Chẳng hạn khi làm đổ sữa, bé sẽ “lý sự”: “Tại bạn gấu bông hất vào tay con”. Mẹ nên nhẹ nhàng nói cho bé biết việc này không liên quan đến bạn gấu bông nào cả và nhanh chóng yêu cầu bé lau khô chỗ sữa vừa đổ.
Xử trí khi bé hay nói dối
Lên 3, bé bắt đầu biết cách nói dối hoặc “nói hỗn” với cha mẹ hay những người lớn tuổi trong gia đình. Bé có thể “cãi” lại mẹ một cách quyết liệt khi đánh vỡ một chiếc cốc. Bé có xu hướng phủ nhận trách nhiệm của mình và cho rằng lỗi này là do: “Anh Bi đẩy con”. Dù đúng dù sai, khi ấy mẹ cũng nên kiên nhẫn lắng nghe bé giãi bày.
Ở độ tuổi này, bé cũng có thể ghi nhớ những sự kiện ngắn, thậm chí bé có khả năng nhớ rất lâu những điều bé không hài lòng. Tuy nhiên, bé lại thường xuyên tìm cách “lờ” đi những khiếm khuyết của mình. Bé cũng cho rằng việc mình nói dối là hoàn toàn bình thường và không “mắc tội lớn” như lời mẹ đã “kết tội” bé.
Những hành vi mắc lỗi của bé thường là do bé không cố ý. Vì vậy, nếu mẹ phát hiện bé đánh vỡ cốc nhưng bé lại đổ lỗi cho người khác, mẹ nên nhanh chóng nói chuyện với bé một cách nghiêm túc: “Nếu lần sau con còn làm vỡ cốc như thế, hãy nói với mẹ ngay nhé. Bây giờ hãy giúp mẹ lấy chổi để quét những mảnh vỡ này”.
Mẹ cũng nên nhấn mạnh tác hại sau những lần bé mắc lỗi. Bên cạnh đó, ,ek có thể cho bé biết rằng mẹ sẵn lòng tha thứ nếu bé biết thú nhận.
Giúp bé tự vệ sinh cơ thể
Lên 3, bé đã đi mẫu giáo. Do đó, không phải lúc nào mẹ cũng ở bên cạnh để giúp bé hình thành thói quen vệ sinh bàn tay. Mặc dù, ở lớp mẫu giáo, các cô giáo cũng sẽ giúp bé rửa tay khi cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên hướng dẫn để bé tự hinh thành thói quen này ngay cả khi không có người lớn bên cạnh.
Nếu ở nhà, mẹ nên thường xuyên nhắc nhở bé rửa sạch và lau khô tay trước mỗi bữa ăn dù đó chỉ là bữa ăn vặt trong ngày của bé. Ở độ tuổi này, mẹ cũng có thể hướng dẫn để bé biết cách đánh răng, rửa mặt….
Tâm lý thoải mái
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bé dễ dàng học hỏi các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống khi cha mẹ để bé tiếp thu một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Chẳng hạn, mẹ không nên cấm khi thấy bé thích ngồi vẽ trên nền nhà hay trong bãi cát ở công viên.
Mẹ cũng có thể bật những bản nhạc nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi của bé trong lúc bé vui chơi. Âm nhạc giúp bé hứng thú và có tác dụng nhất định đến sự phát triển trí não bé.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 2 tuổi (17:16:00 27/12/2013)
- Mốc phát triển 23 tháng (17:03:00 27/12/2013)
- Mốc phát triển 22 tháng (13:32:00 24/12/2013)
- Mốc phát triển 21 tháng (13:27:00 24/12/2013)
- Mốc phát triển 20 tháng (13:22:00 24/12/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |