Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn

15:09:10 12/02/2014

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên học cách nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

Những lưu ý an toàn thực phẩm khác dành cho mẹ bầu:

- Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể mẹ bầu cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.

- Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.

- Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…

- Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…

- Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu. 

- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu mẹ bầu từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy 

1. Đảm bảo uống dung dịch bù nước đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. 

2. Thức uống để thoát khỏi tiêu chảy là một hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt. 

3. Mẹ bầu có thể ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. 
 
4. Sữa chua là một trong những sản phẩm từ sữa mẹ bầu có thể ăn để giúp loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho mẹ bầu khi mẹ bầu bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa. 
 
5. Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả). 

6. Không ăn thực phẩm nhiều dầu hoặc beurre (bơ). 
 
7. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sauce cho đến khi giảm tiêu chảy. 

Một số loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc cho mẹ bầu

Cẩn thận với một số loại thức ăn chứa nhiều độc tố tự nhiên. Nếu mẹ bầu ăn phải sẽ có cảm giác nôn nao, đau bụng và cũng dẫn tới các triệu chứng khác như tiêu chảy, nôn, hôn mê, ngộ độc…

Sắn: Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, axit cyanydric sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn.

Phòng ngừa: Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước một thời gian, luộc thật chín và ăn ngay sau đó.

Nấm: Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe mẹ bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến mẹ bầu bị hôn mê, thậm chí tử vong.

Phòng ngừa: Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.

Thịt cóc: Nếu biết cách chế biến và đun nấu thì thịt cóc là một món ăn hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, những vụ đau bụng, ngộ độc do ăn phải thịt cóc vẫn có khả năng xảy ra. Một loại chất độc có tên là Bufotoxin chứa nhiều trong da, gan, mật, trứng cóc và gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cho người nếu ăn phải nó.

Phòng tránh: Nếu mẹ bầu không có kinh nghiệm trong chế biến thịt cóc, tốt nhất không nên tự mình làm. Nên nhờ những người thành thạo trong chế biến thịt cóc sơ chế giúp. Cóc khi chế biến thành món ăn cần được loại bỏ đầu, chân, nội tạng, lột bỏ da và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy. Không nên để chất nhầy từ thịt cóc dính vào chân, tay, dao, thớt… Mẹ bầu có thể bị ngộ độc nếu chất nhầy này lây lan sang các loại thức ăn khác.

Cá nóc: Cá nóc cũng an toàn với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Tuy nhiên, độc tố ở cá nóc rất nguy hiểm vì chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao và gây đau bụng, ngộ độc cho con người rất nhanh.

Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh cá nóc khi mang thai.

Củ dền: Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.

Phòng tránh: Nước củ dền khi pha chung với sữa có thể dẫn tới đau bụng, ngộ độc natri cho cơ thể.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo