- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phù chân khi mang bầu
Phù ở chân và mắt cá chân là dấu hiệu khá phổ biến khi mang thai. Tình trạng này sẽ mất hẳn sau khoảng thời gian mẹ bầu sinh bé. Mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy triệu chứng phù ở mắt cá chân trầm trọng hơn vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng bức.
Nguyên nhân
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu dự trữ nhiều chất lỏng hơn. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi cũng gây sức ép lên tĩnh mạch dưới chân, nhất là trong những tuần cuối của thai kỳ. Nó cũng làm suy yếu sự lưu thông của máu tới tim và khiến chất lỏng bị ứ đọng ở bàn chân, các ngón chân và mắt cá chân.
Tư thế đứng lâu trong một thời gian dài cũng làm gia tăng tình trạng phù chân.
Mẹo giảm phù chân
- Pha một thìa nước chanh (hoặc nước cam) vào cốc nước ấm và uống hàng ngày. Cách này rất hữu hiệu để giảm chứng phù nề ở chân trong suốt thời kỳ mang thai.
- Uống 2-3 cốc sữa mỗi ngày cũng có tác dụng giảm thiểu đôi chân sưng phù. Sữa còn có tác dụng bài tiết độc tố trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe.
- Uống đủ nước trong suốt thai kỳ. Nước là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, tránh phù nề.
- Tăng cường thực phẩm giàu protein như đậu Hà Lan, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thức ăn giàu vitamin, canxi, kẽm và sắt. Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C như hạt hướng dương, khoai lang, mầm lúa mạch, rau chân vịt cũng cho tác dụng tương tự.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như bắp cải, táo, đu đủ, ổi…
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều muối.
- Hạn chế trà, cafe và tránh những hoạt động thể chất nặng, gây sức ép lên bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Hạt vừng cũng có tác dụng giảm sưng phù đôi chân khi mang thai. Thả 15-20 hạt vừng chín vào một cốc nước ấm và dùng vào buổi sáng (lúc chưa ăn gì). Ngoài ra, bạn có thể pha đường chiết xuất từ dầu cọ với nước ấm và uống hàng ngày.
- Đi bộ nửa giờ đồng hồ mỗi ngày. Giữ cho bản thân luôn năng động là cách chống sự tích tụ chất lỏng ở chân.
- Tập Yoga thường xuyên sẽ khiến hệ thống tuần hoàn lưu thông tốt, giảm sưng phù ở chân. Yoga cũng có tác dụng giảm thiểu stress, cân bằng tinh thần.
- Bạn không nên đứng lâu trong thời gian dài. Tư thế này sẽ trực tiếp đẩy chất lỏng ứ đọng ở nửa dưới cơ thể và khiến đôi chân “sưng mọng”.
- Tuyệt đối không hút thuốc hoặc uống rượu khi mang bầu.
- Mặc quần áo, đi tất chân thoải mái, rộng rãi để không làm nghẽn sự lưu thông máu xuống bàn chân. Nên chọn những loại tất chân nhẹ và mỏng.
- Mang giày dép quá chật là yếu tố tăng phù nề ở chân. Nguy hiểm hơn hành vi này còn làm tăng nguy cơ viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Vì vậy, bạn nên chọn những loại giày dép thoải mái, đế thấp. Nếu có điều kiện, bạn nên tranh thủ tháo giày để máu ở chân có cơ hội lưu thông tốt.
- Ngâm chân trong nước ấm 15-20 phút mỗi ngày. Cách này giúp đôi chân thư giãn, giảm phù nề.
Mẹo giảm phù mắt cá chân: Trong ngày, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, bằng cách ngồi với đôi chân “tự do” (không mang giày, dép). Nếu có điều kiện, mẹ bầu cũng nên đi dạo trong giờ giải lao và nằm nghỉ khoảng 30 phút vào buổi trưa.
- Tư thế nằm dễ chịu nhất là mẹ bầu nghiêng về một bên, kê nhẹ chân lên một chiếc gối nhỏ.
- Mẹ bầu không nên vắt chéo chân khi ngồi. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh đứng hoặc ngồi cùng một tư thế quá lâu. Mẹ bầu cũng không nên đi tất chật.
- Mẹ bầu nên nghỉ hoặc làm việc ở môi trường thoáng mát; bởi vì, hơi nóng sẽ khiến tình trạng sưng mắt cá chân càng tồi tệ hơn.
- Những miếng gạc mát để chườm lên vùng mắt cá chân bị phù cũng có tác dụng giúp mẹ bầu thoải mái hơn.
Dấu hiệu nên đi khám
Thông thường, tình trạng bị phù mắt cá chân ở thai phụ là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám:
- Phù trầm trọng: Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp mắc phải chứng tiền sản giật. Những dấu hiệu khác của chứng tiền sản giật là: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Phù một bên chân: Nếu mẹ bầu bị đau ở bắp chân hoặc đùi thì có thể mẹ bầu mắc phải chứng máu đóng cục.
Ngọc Huê
- Khắc phục tê, nhức chân, tay (10:25:00 17/02/2014)
- Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai (17:38:00 16/02/2014)
- Đau dạ dày khi mang bầu (17:28:00 16/02/2014)
- Mẹo đơn giản phòng trĩ (17:18:00 16/02/2014)
- Phòng tránh táo bón thai kỳ (15:23:00 12/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |