Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khắc phục tê, nhức chân, tay

10:19:10 17/02/2014

Tê chân - tay là tình trạng một phần nào đó (ở chân - tay) của thai phụ mất cảm giác hoặc có cảm giác như có kiến bò hay kim châm.

Để giảm bớt những khó chịu như nhức, mỏi, tê tay, thai phụ hãy thử vài mẹo dưới đây:

- Tránh những hoạt động xoay cổ tay lặp đi – lặp lại như đổ một thứ gì đó.

- Để bàn tay nghỉ ngơi nhiều hơn trong ngày.

- Nếu mẹ bầu phải làm việc với máy vi tính, hãy linh hoạt tư thế cho cổ tay để cổ tay không tê mỏi. Chẳng hạn, với vị trí bình thường khi di chuyển chuột máy tính, cổ tay phải hạ xuống (thấp hơn mu bàn tay). Sử dụng lâu ở cùng vị trí này, bàn tay sẽ sớm bị mỏi. Để khắc phục, hãy kê tay của mẹ bầu lên một quyển sách, lúc này, cổ tay phải sử dụng chuột máy tính đã cao ngang bằng (thậm chí cao hơn) mu bàn tay. Mẹ bầu cũng có thể dùng bàn tay còn lại để kê thay cho quyển sách, giúp mẹ bầu duy trì vị trí này.

- Ban đêm, mẹ bầu có thể kê tay lên một chiếc gối.

- Buổi sáng, mẹ bầu nên thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu; đồng thời, mẹ bầu nên khởi động các khớp tay, chân để máu lưu thông tốt.

- Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện tê chân - tay trong lúc ngủ, mẹ bầu nên nhanh chóng thay đổi tư thế nằm. Điều này sẽ khiến các mạch máu được vận hành và lưu thông tốt.

- Mẹ bầu tuyệt đối không dùng tay làm gối cho bé (hoặc cho chính mẹ bầu), khi ngủ. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu bị tê ở tay, mẹ bầu thử vẩy tay lên – xuống cho bớt cảm giác khó chịu.

- Nếu phải làm việc trong môi trường máy tính, mẹ bầu nên thư giãn bằng cách đứng lên, đi lại. Nó sẽ giúp mẹ bầu không bị căng, đau các khớp tay, chân.

- Nếu tình trạng tê tay - chân có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng canxi cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tăng cường những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân - tay.

- Dùng một chiếc khăn mát, chườm lên vùng chân, tay bị tê, đau cũng khiến mẹ bầu dễ chịu hơn.

- Nếu ngồi xem tivi, mẹ bầu nên gác tay lên thành (cạnh) ghế để hạn chế bị tê mỏi. Lúc ngủ, mẹ bầu cũng nên kê tay trên một chiếc gối mềm, nhỏ.

- Mẹ bầu nên đi khám nếu tình trạng tê chân - tay kéo dài vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc giảm đau (hoặc tự tăng liều dùng canxi) khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân

Tê mỏi chân, tay thường tập trung ở tháng thứ 5 cho đến cuối thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do:
 
- Mẹ bầu bị phù nề, cơ thể thiếu canxi và magiê.

- Do mẹ bầu lười vận động chân, tay (đặc biệt là trong lúc ngủ).

- Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai to hơn, chèn ép lên các mạch máu, khiến việc tuần hoàn không được lưu thông tốt. Kết quả, mẹ bầu dễ phải đối mặt với những dấu hiệu tê, mỏi chân, tay.

- Do hội chứng đường hầm cổ tay: Khi rãnh cổ tay bị sưng, nó sẽ khiến các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh. Áp lực này sẽ khiến đầu ngón tay bị tê, nóng. Nó cũng lây lan và khiến cả bàn tay bị tê.

Hội chứng đường hầm cổ tay cũng có thể tự nhiên biến mất sau sinh (giống như chứng phù). Tuy nhiên, nếu chứng tê tay vẫn còn tái diễn sau sinh, mẹ bầu nên đi khám. Bác sĩ có thể phải tiến hành một cuộc phẫu thuật để giúp mẹ bầu giảm áp lực cho các đầu dây thần kinh ở tay.

- Một số trường hợp, chứng tê ở tay có liên quan đến yếu tố đột quỵ ở thai phụ.

- Các nguyên nhân chân tay bị tê khác là: chế độ ăn thiếu chất (đặc biệt là B1, B12, axit folic); mẹ bầu bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi do mắc chứng tiểu đường; mẹ bầu đứng ở một chỗ quá lâu, khiến máu bị ứ đọng…

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo