- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Mẹo đơn giản phòng trĩ
Khi bào thai phát triển sẽ gây áp lực lên bụng dưới của mẹ. Áp lực này gây căng các tĩnh mạch gần trực tràng, dẫn tới bệnh trĩ.
Thai phụ có thể phát triển bệnh trĩ ở bất kỳ giai đoạn nào, nhất là trong 3 tháng cuối. Một lý do để mẹ bầu dễ bị trĩ là từ táo bón, gây áp lực lên trực tràng và phải đứng trong thời gian dài. Các yếu tố khác gồm kích thích tố thay đổi và tăng lưu thông máu trong thời gian mang thai.
Bệnh trĩ có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Nó gây đau, ngứa, chảy máu hoặc kết hợp các triệu chứng trên.
Lời khuyên phòng trĩ
- Để phòng mắc bệnh trĩ, đầu tiên, thai phụ tránh ngồi lâu trong một thời gian dài, đặc biệt là trên các bề mặt cứng. Tránh nằm ngửa khi ngủ vì trọng lượng tử cung ép vào các mạch máu lớn đằng sau nó, khiến máu lưu thông ngược trở lại tĩnh mạch trực tràng bị chậm lại.
- Các chuyên gia đồng ý rằng, tránh táo bón là việc hữu ích để phòng trĩ. Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó gồm thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, thuốc men và thay đổi lối sống khi mang thai. Uống nhiều nước hàng ngày và ăn nhiều chất xơ như rau củ quả là khởi đầu tốt giúp chống “táo”.
- Mẹ bầu cần tránh nâng vật nặng.
- Mẹ bầu nên rèn thói quen đi tiêu đều đặn và tính chất phân “tốt” (không cứng). Thực hiện một chế độ ăn đủ xơ, uống đủ nước giúp làm mềm phân. Ngoài ra, có thể dùng các thực phẩm có tính chất nhuận tràng tự nhiên như sữa chua, bưởi, mơ, mận...
- Sử dụng giấy vệ sinh mềm, không có chất nhuộm màu và không có hương thơm. Có thể chuyển sang dùng loại giấy vệ sinh dành cho em bé khi cần thiết.
- Tránh gây căng thẳng lên cơ trực tràng bằng cách hạn chế “rặn” quá sức khi đi tiêu. Khi lau chùi hậu môn, nên sử dụng chuyển động vỗ nhẹ hơn là cọ xát. Khi tắm rửa hoặc vệ sinh vùng hậu môn, nên sử dụng vòi hoa sen cầm tay để khu vực này được sạch và hạn chế bị tổn thương.
- Tập thể dục thường xuyên là cách giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra, cũng nên tăng cân vừa đủ khi mang thai vì thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên bụng dưới và trực tràng.
- Thực hành bài tập Kegel ít nhất 5-10 lần mỗi ngày. Thắt chặt cơ sàn chậu của mẹ bầu, đặc biệt là khu vực xung quanh hậu môn. Sau đó, thả lỏng. Cách này giúp săn chắc các mô xung quanh hậu môn và trực tràng, ngăn chặn sự lưu thông trì trệ của máu ở khu vực này.
Điều trị
Nếu bị trĩ, mẹ bầu nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, nhất là sau khi đi tiêu để giữ cho khu vực này sạch sẽ. Massage bằng khăn lạnh, sạch lên hậu môn cũng giúp giảm đau và sưng.
Nếu trĩ nghiêm trọng, mẹ bầu nên đi khám để bác sĩ tìm ra cách điều trị hiệu quả. Bệnh trĩ có thể khởi phát khi mang thai nhưng ngay cả sau sinh, bệnh vẫn là mối quan tâm cho mẹ bầu.
Ngọc Huê
- Phòng tránh táo bón thai kỳ (15:23:00 12/02/2014)
- Phòng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn (15:15:00 12/02/2014)
- Lời khuyên cho thai phụ bị hen suyễn (14:11:00 10/02/2014)
- Phòng và trị viêm họng thai kỳ (13:53:00 10/02/2014)
- Thở gấp khi mang thai (13:41:00 10/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |