- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Tìm hiểu "Hội chứng đôi chân không nghỉ"
'Hội chứng đôi chân không nghỉ' là hội chứng khiến đôi chân của thai phụ (khi đang ngủ) động đậy một cách vô thức mà không sao cưỡng lại được. Thường xảy ra mỗi 15-40 giây, đôi khi là suốt đêm.
Kèm theo đó là những cảm giác khó chịu ở chân, cũng như tâm lý lo lắng, bồn chồn khiến thai phụ không thể không động đậy chân. Một số nghiên cứu ước tính có khoảng 20% mẹ bầu mắc phải hội chứng này trong những tháng cuối của thai kỳ.
Cảm giác đôi chân động đậy cũng có thể xuất hiện lúc mẹ bầu nghỉ ngơi, sau khi mẹ bầu phải đứng trong một khoảng thời gian dài. Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ, cảm giác động đậy không chỉ xuất hiện ở chân mà còn có ở cánh tay.
Nguyên nhân
Steroid (một loại hormone thai nghén) tăng lên trong máu, gây ra các kích thích, khiến chân của thai phụ không ngừng cử động. Điều này gây gián đoạn giấc ngủ cho mẹ bầu.
Vài nghiên cứu gợi ý, thai phụ xuất hiện cảm giác động đậy ở chân là khi các tế bào não không nhận đủ sắt. Một số loại thuốc như antihistamine được kê đơn trong điều trị cảm và dị ứng có thể khiến dấu hiệu “đôi chân không nghỉ” khó chịu hơn.
Nguyên nhân khác là do mẹ bầu quá mệt mỏi, mất ngủ; mắc bệnh suy thận, tiểu đường... Nhiều thai phụ cảm nhận những cơn bồn chồn ở chân ngay sau khi họ vừa ngủ.
Một số thai phụ xuất hiện "hội chứng đôi chân không nghỉ" mà không rõ nguyên nhân. Trong khi một số thai phụ gặp phải các triệu chứng này là do di truyền. Nếu mẹ hay chị gái gặp phải "hội chứng đôi chân không nghỉ" thì nhiều khả năng mẹ bầu cũng bị như vậy.
Cách xử trí
Dù đã có thuốc điều trị chứng “đôi chân không nghỉ” nhưng nó bị cấm chỉ định cho thai phụ. Vì thế, mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung sắt. Một số trường hợp, sắt có tác dụng giảm thiếu cảm giác động đậy ở chân.
Nếu mắc bệnh tiểu đường, thận... thai phụ nên được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thai phụ cũng có thể duỗi chân, massage chân bằng những chiếc gạc ấm hoặc mát. Ngoài ra, thai phụ có thể dùng cách tắm nước ấm hoặc những kỹ thuật thư giãn khác. Nên tránh caffein và thuốc antihistamine vì chúng khiến đôi chân cử động nhiều hơn.
Cuối cùng, thai phụ nên tránh nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi, trước giờ đi ngủ. Bởi vì, thời gian mẹ bầu nằm càng lâu, các dấu hiệu động đậy ở chân xuất hiện càng nhiều.
Lưu ý: Dấu hiệu “đôi chân không nghỉ” thường xuất hiện lúc mẹ bầu mang bầu và biến mất sau khi mẹ bầu sinh bé khoảng 2-4 tuần.
Ngọc Huê
- Phù chân khi mang bầu (10:31:00 17/02/2014)
- Khắc phục tê, nhức chân, tay (10:25:00 17/02/2014)
- Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai (17:38:00 16/02/2014)
- Đau dạ dày khi mang bầu (17:28:00 16/02/2014)
- Mẹo đơn giản phòng trĩ (17:18:00 16/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |