- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên bé
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện sau tuần thứ 24. Mẹ bầu có thể phải làm những xét nghiệm để có kết luận chắc chắn là bị tiểu đường hay không. Nhiều trường hợp, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất tự nhiên sau sinh nhưng cũng có trường hợp nó phát triển thành tiểu đường type 2 sau đó.
Dưới đây là những hậu quả với bé khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ:
Những nguy cơ về sức khỏe
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường lên thai những tháng đầu là rất nghiêm trọng. Mẹ mắc tiểu đường có thể ảnh hưởng đến phát triển cơ quan của thai nhi trong tử cung và dẫn đến dị tật tim thai.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai; do đó, nguy cơ ảnh hưởng tới các cơ quan của thai là không nhiều.
Tăng cân trong tử cung
Bệnh tiểu đường từ mẹ có thể ảnh hưởng tới thai khiến thai tăng cân rất nhanh trong tử cung. Sự tăng cân này làm tăng nguy cơ mổ đẻ cho mẹ.
Sinh non
Do bé phát triển nhanh chóng, hậu quả từ bệnh tiểu đường của mẹ nên kéo theo nguy cơ sinh non. Bé có thể chào đời sớm hơn ngày sinh dự kiến 2 tuần. Các bác sĩ sẽ phải theo dõi mẹ để cân nhắc xem mẹ có nhiều nguy cơ sinh non hay không.
Mổ lấy thai
Bé sinh ra từ những người mẹ bị tiểu đường có nguy cơ nặng cân hơn. Do đó, trong quá trình sinh sẽ kéo theo những biến chứng như gây chảy máu nhiều cho mẹ hoặc gây những chấn thương cho bé trong quá trình sinh nở. Một tình trạng nguy hiểm là bé khó lọt ra ngoài qua sinh thường (vai của bé bị kẹt lại). Bởi thế, nhiều trường hợp sản phụ buộc phải được chỉ định mổ lấy thai.
Đường trong máu thấp ở bé sơ sinh
Đây là một bệnh tiểu đường đáng lo ngại ở bé. Lượng đường trong máu thấp có thể làm tổn thương não của bé. Khi ấy, người mẹ được khuyên phải cho bé bú mẹ ngay lập tức hoặc nếu không, bác sĩ phải tiêm đường huyết cho bé qua đường tĩnh mạch.
Các vấn đề sức khỏe liên quan khác
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bé sơ sinh có thể bị suy hô hấp; có hàm lượng rất thấp của các khoáng chất quan trọng như canxi và magiê; bị vàng da sơ sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ được theo dõi cẩn thận trong khi mang thai và sau sinh thì các nguy cơ ảnh hưởng lên bé có thể giảm thiểu được.
Ngọc Huê
- Tư thế ngồi đúng khi mang bầu (13:28:00 03/08/2014)
- Các virus, vi khuẩn dễ nhiễm vào bào thai (15:35:00 24/07/2014)
- U nang buồng trứng ở mẹ bầu (14:33:00 24/07/2014)
- 5 sai lầm thường gặp khi mang bầu (09:48:00 23/07/2014)
- 7 lý do gây đau khớp cho mẹ bầu (09:38:00 23/07/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |