- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Dị ứng ở bé dưới 2 tuổi
Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch với những chất trong môi trường.
Một bé có thể mắc dị ứng nếu hít, ăn, chạm vào hoặc bị nhiễm khuẩn từ một chất nào đó mà cơ thể nhầm lẫn là chất nguy hiểm và giải phóng histamine cùng những chất hóa học khác để chống lại nó. Những chất này kích thích cơ thể, gây các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa, ho. Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng, theo mùa hoặc không theo mùa.
Ở một số trường hợp, dị ứng gây phản ứng nặng gọi là hội chứng shock anaphylactic, cần được can thiệp y tế khẩn cấp với những triệu chứng khó thở, sưng phù, có thể đe dọa mạng sống của bé.
Hình thức dị ứng bé dưới 2 tuổi hay gặp
Ở bé dưới 2 tuổi, hình thức dị ứng phổ biến gồm dị ứng thức ăn, thuốc, côn trùng, lông động vật, bụi bẩn, đất và phấn hoa. Dị ứng gây các triệu chứng về hô hấp, về da giống như chàm và về hệ tiêu hóa (từ dị ứng thức ăn).
Nguyên nhân gây dị ứng mũi ở bé
Các thành phần gây dị ứng mũi ở bé nhũ nhi gồm:
- Bụi bẩn: các vi khuẩn rất nhỏ từ bụi bẩn.
- Lông động vật và những bụi bẩn trên làn da và lông chó, mèo, động vật vỏ sò...
- Đất, bụi ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm, tầng hầm.
Một số bé dị ứng với cả gối, chăn làm từ lông động vật. Nhiều chuyên gia cho rằng, khói thuốc không gây dị ứng cho bé nhưng có thể khiến các triệu chứng nặng hơn.
Phân biệt dị ứng mũi và cảm lạnh ở bé
Các dấu hiệu dị ứng mũi khá giống cảm lạnh, gồm sổ mũi, sưng mắt, ho, hắt hơi nên cha mẹ dễ nhầm lẫn. Để phân biệt, phụ huynh thử trả lời những câu hỏi kiểm tra dưới đây:
- Bé nhà bạn có hay bị cảm lạnh không? Một cơn cảm lạnh có thể kéo dài vài ngày, còn dị ứng thì không.
- Bé có liên tục bị tắc hoặc sổ mũi không?
- Nước mũi của bé trong hay có màu vàng, xanh và đặc quánh?
- Bé có hắt hơi nhiều không?
- Mắt của bé có ngứa, đỏ và mọng nước không?
- Bé có phải thở bằng miệng không?
- Bé có ho khan không?
Nếu đáp án “có” nhiều hơn 1 thì có khả năng bé bị dị ứng với chất nào đó từ môi trường. Bé bị dị ứng mũi rất dễ mắc nhiễm trùng tai, hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp.
Các bé có thể bị di truyền dị ứng
Chẳng hạn, nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng động vật hoặc cỏ khô thì có đến 40-50% cơ hội bé cũng bị dị ứng như vậy. Tỷ lệ này lên tới 75-80% nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng.
Nhận biết loại dị ứng ở bé
Dị ứng bùn đất phát triển khi thời tiết mưa ẩm, có thể bị nhầm với cảm lạnh. Dị ứng bụi bẩn hoặc lông thú có thể gây hắt hơi, sổ mũi cho bé quanh năm. Dị ứng phấn hoa phổ biến vào mùa xuân, hè và mùa thu.
Nói cách khác, nếu bạn bế bé tránh xa vật nuôi và bé dễ chịu hơn thì có thể bé bị dị ứng lông động vật. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra loại dị ứng của bé với những thứ khác trong nhà.
Nếu không tìm ra nguyên nhân dị ứng ở bé, tốt hơn cả là đưa bé đi bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra bé nhà bạn và đặt cho phụ huynh nhiều câu hỏi. Nếu nghi ngờ dị ứng, bé có thể được tiến hành dị ứng để đo mức độ chất kháng thể IgE trong máu.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu có thể ít chính xác hơn thử nghiệm trên da, nhất là ở bé dưới 1 tuổi. Cha mẹ cần đưa bé tới chuyên gia dị ứng để làm xét nghiệm.
Trong quá trình làm xét nghiệm trên da, một mẫu gây dị ứng được tiếp xúc với làn da của bé. Nếu bé có phản ứng, ngay cả xuất hiện một nốt như nốt muỗi đốt thì có thể kết luận bé có khả năng bị dị ứng. Các bé nhỏ tuổi có phản ứng không rõ ràng nhưng thử nghiệm này rất hữu ích.
Bảo vệ bé khỏi dị ứng
Bụi bẩn: thường có trong quần áo, rèm, thảm và trong không khí quanh nhà. Nhiều bé hít phải bụi bẩn trong phòng ngủ, nơi đệm, chăn gối của bé ẩn nấp nhiều bụi nhất.
- Hãy bọc đệm của bé bằng ga trải giường chất liệu dệt kim vì nó ít bắt bụi nhất.
- Vệ sinh phòng của bé tối thiểu 1 lần mỗi tuần để tiêu diệt vi khuẩn và bụi bẩn.
- Tránh mang gấu bông lên giường ngủ của bé vì chúng giống như nam châm hút bụi. Nếu thú bông là người bạn không thể thiếu của bé thì cần giặt thú bông thường xuyên và phơi thật khô.
- Giặt và thay thảm thường xuyên. Nếu không, hãy loại bỏ thảm ra khỏi phòng của bé.
Lông động vật: Nếu bé dị ứng với lông động vật, cách tốt nhất là cách ly bé với động vật. Để hạn chế nguy cơ dị ứng, nên tắm rửa cho vật nuôi thường xuyên. Bạn có thể tìm thấy loại dầu gội giảm dị ứng trong các shop bán đồ cho động vật. Đồng thời, không cho vật nuôi leo lên đồ đạc hay vào phòng của bé.
Lưu ý về thuốc chống dị ứng cho bé
Không được tự ý mua thuốc chống dị ứng cho con mà chưa có đơn từ bác sĩ.
Bé bị dị ứng có thể được bác sẽ kê toa thuốc kháng histamine. Tuy nhiên, những thuốc này thường không được chỉ định cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Ngọc Huê
- Dị vật nằm ở tai, mũi của bé (09:36:00 13/05/2011)
- Bé 7 tháng khóc ré khi người lạ bế (09:20:00 12/05/2011)
- Nguy cơ viêm màng não (08:12:00 11/05/2011)
- Cách ngủ giúp bé 4 tuổi thông minh hơn (08:51:00 10/05/2011)
- Bé ngáp liên tục (07:47:00 09/05/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |