- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
5 cách đẩy lùi hăm tã
Hăm tã có thể xuất hiện rồi tự khỏi nhưng nó luôn làm bé khó chịu, dù là mùa hè hay mùa đông.
5 lời khuyên dưới đây giúp bé tạm biệt hăm tã, từ Thinkbaby:
1. Thay tã thường xuyên
Đừng bận đến mức quên thay tã cho con trong nhiều giờ liên tục. Nước tiểu và phân trong tã sẽ gây phản ứng xấu cho da.
2. Chỉ vệ sinh bằng nước và bông y tế
Không nên lau chùi vùng quấn tã cho bé bằng thứ gì khác, ngoài nước ấm sạch và bông vệ sinh. Sau đó, thấm khô nhẹ nhàng với một chiếc khăn vải sạch, không bị sờn rách.
3. Thử bỉm mới
Hăm tã là một dạng kích thích da phổ biến ở khu vực quấn tã. Nó xảy ra khi làn da nhạy cảm phản ứng với tã và các chất cặn bã. Một số bé chỉ nổi vài nốt đỏ nhưng cũng có bé, hăm tã rất nặng gây đau đớn, quấy khóc. Đôi khi, vết mụn lở loét có thể tìm thấy ở những nếp gấp của da. Khi ấy, bác sĩ phải kê một loại thuốc chống hăm, chống nhiễm trùng cho bé. |
Nếu dùng tã vải, hãy thử xả tã với hỗn hợp 50:50 dấm và nước sau mỗi lần giặt. Điều này giúp trung hòa các chất thải còn lại trên vải.
4. Đừng bỏ qua kem chống hăm
Bạn nên chọn loại kem chống hăm hữu cơ (organic cream) dịu nhẹ với làn da bé. Loại kem này có thể chứa calendula (chất được chiết xuất từ cúc vạn thọ). Tuy nhiên, nếu những nốt ban nặng hơn, bạn nên tìm kem chống hăm có chứa kẽm. Không chỉ tốt cho da, kem chống hăm chứa kẽm còn bảo vệ làn da bị thương khỏi tác động của nước tiểu hay phân.
5. ‘Cởi truồng’
Không phải để bé ‘cởi truồng’ suốt ngày, nhất là khi trời lạnh. Nhưng sau khi tắm hoặc thay tã, nếu thời tiết ấm, bạn tạm thời đừng đóng bỉm vội cho con. Có thể đặt bé nằm trong chiếc khăn tắm khô và quấn khăn lại.
Khi đóng bỉm, cố gắng đừng thít quá chặt. Nếu bạn thích dùng quần lót để cố định bỉm cho con thì bây giờ, hãy bỏ quần đó đi.
>> Nguyên nhân, ứng phó với hăm tã
>> Điều trị hăm tã
Ngọc Huê
- Những thói quen bé tự bỏ khi lớn (09:36:00 28/01/2011)
- Khuyến khích bé học đứng an toàn (00:58:00 28/01/2011)
- Mốc phát triển quan trọng của não (09:17:00 26/01/2011)
- 10 khó khăn khi cho con bú (09:56:00 25/01/2011)
- 3 thói quen không an toàn cho bé (11:37:00 24/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |