- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Bảo quản thực phẩm an toàn ngày Tết
Ngộ độc thực phẩm rất hay gặp trong ngày Tết, có thể xảy đến ở mọi gia đình, bất cứ đối tượng nào.
Những lỗi trong bảo quản thức, chế biến thức ăn gây nguy cơ ngộ độc cao được TS Nguyễn Tiến Dũng (BV Bạch Mai) chỉ ra dưới đây:
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết chủ yếu là vì tâm lý: “Ngày Tết, nhỡ hết đồ ăn, 'dông' cả năm. Rồi nhỡ khách khứa đông”. Vậy là tất cả các đồ thực phẩm được bà nội trợ sắm về đều được "ném" vào trong tủ lạnh. Gồm cả đồ tươi sống (các loại thịt bò, gà, lợn) và các đồ ăn sẵn (các loại giò, hoa quả)…. “Việc đưa cùng nhiều loại thực phẩm vào cùng một chỗ sẽ dẫn tới nguy cơ lây nhiễm các vi trùng, nấm mốc khi một món đồ bị ôi” - TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
Vì thế, hãy biết “tiết chế” khi mua thực phẩm lưu trữ và bảo quản đúng cách. Từng loại thực phẩm khi đưa vào tủ lạnh, ví như thịt cần rửa sạch, để ráo nước, mỗi loại thịt đều cho vào một hộp riêng, đậy kín. Chỉ những thực phẩm tươi sử dụng trong ngày mới để ngăn mát, còn lại phải để vào ngăn đông. Với hoa quả, rau xanh thì chỉ những loại có lá mới cần nhặt sạch, bọc kín trong túi nilon để vào tủ; còn lại các loại như su hào, su su, khoai tây, khoai môn, cà chua… thì có thể để ngoài.
Ngày Tết, trong tủ lạnh gia đình mỗi nhà không thể thiếu các loại thức ăn nguội như giò, thịt đông… Đây là nhóm thực phẩm cần được bảo quản cẩn thận, để hộp riêng, có nắp kín... để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc (bề mặt vết cắt giò có màu khác với phần còn lại của giò...).
Bảo quản, lưu trữ thức ăn đúng cách, đun thật sôi khi lấy thực phẩm chín ra ăn, bảo quản kỹ càng nhóm thực phẩm đông lạnh… thì sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.
Theo Hồng Hải
Dân Trí
- Chả cá kho tiêu (19:07:00 23/01/2012)
- Ngon cơm với bò xào tỏi tây (11:01:00 20/01/2012)
- Cách làm chè lam (00:14:00 19/01/2012)
- Làm mứt cùi bưởi, mứt khoai lang dẻo (00:14:00 19/01/2012)
- 4 cách chế biến cải xoong (11:57:00 17/01/2012)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |