- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Bổ dưỡng và an toàn với thịt ếch
Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g thịt ếch có 75g nước; 20g protit; 1,1g lipit; 3,9g tro; 22mg canxi; 159mg photpho; 1,3mg sắt; 0,04mg vitamin B1; 0,22mg vitamin B12; 2,1mg vitamin PP...cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal.
Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quanh, không độc. Nó có công dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, bé bị lở ngứa, trị phù thủng...
Trung dược học bản thảo viết: "Thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, trị chứng sung độc do nhiệt kết tụ bằng cách bồi đắp và để bồi dưỡng sau sinh nở, sau ốm người bệnh chóng hồi phục". |
- Những bé bị cam tích, "bụng ỏng, đít beo".
- Những bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.
- Những bé về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên.
- Phụ nữ sau sinh bị phù, sức khỏe kém, da mặt vàng sạm.
- Bệnh nhân lao phổi lâu ngày; các bệnh viêm loét miệng và họng do nhiệt; bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau.
Những nguy hại cho sức khỏe
Theo các tài liệu nghiên cứu, do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên khó phát hiện. Sau khi vào ruột người, chúng nhanh chóng di chuyển đến các bộ phận, khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm.
Trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum). Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng... Nếu vào mắt, nó sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, viêm tụy cấp...
Nguy hiểm hơn cho phụ nữ mang thai, vì khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ gây nhiễm bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi, ấu trùng sán còn có thể xuyên qua bào thai xâm nhập vào thai nhi và có thể gây nguy hại cho thai. Đó chưa kể là hiện nay ếch còn bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ở ruộng đồng, người đánh bắt ếch dùng mồi tẩm chất gây mùi mạnh, trong đó có mã tiền (một đông dược độc) để dễ đánh bắt ếch... rất nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
Để ăn ếch an toàn
Dù sao thịt ếch vẫn là món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, do đó cũng không nên loại bỏ hẳn nó ra khỏi thực đơn của gia đình. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách ăn sao cho an toàn.
Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy khuyến cáo: Thịt ếch rất tốt cho bé suy dinh dưỡng; thịt ếch lại ăn lành hơn thịt cóc, nhưng để an toàn, khi ăn cần làm sạch ruột, tách những đường gân chỉ trên đùi ếch (chúng là những mạch máu hay gân cơ của ếch, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với ấu trùng sán, do đó "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót") và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán.
Theo Bác Sĩ Gia Đình
- 2 món cháo giàu chất xơ cho bé (08:44:00 24/03/2010)
- Món nộm hoa chuối (09:16:00 18/03/2010)
- 2 cách luộc khoai lang ngon (09:15:00 18/03/2010)
- Thực phẩm có lợi cho sản phụ (09:12:00 17/03/2010)
- Lưu ý sau khi ăn (09:07:00 17/03/2010)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |