- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cẩn thận khi cho con ăn thạch hoa quả
Thạch hoa quả với mùi vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn là một món quà ưa thích của đa số các bé. Vì cho rằng thạch được làm từ hoa quả theo như tên gọi, nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng sản phẩm này chứa vitamin, có lợi cho bé mà không biết đây thực ra là một món ăn có hại.
Thạch hoa quả vốn không phải được làm từ quả tươi nguyên chất. Thành phần chủ yếu để làm thạch là carrageenan và nước.
Carrageenan là một chất xơ chiết xuất từ rong biển, cũng có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng. Đương nhiên nhà sản xuất cũng thêm vào đó một chút nước ép trái cây, nhưng như vậy hàm lượng dinh dưỡng vẫn thấp hơn rất nhiều so với ăn trái cây trực tiếp.
Ngoài carrageenan và nước, để sản xuất thạch người ta còn cần dùng đến nhiều loại nguyên liệu phối hợp khác, chủ yếu là hóa chất như chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar, chất kết đông gelatin, phẩm màu, hương liệu hóa học… Mùi hương hấp dẫn ở thạch được tạo thành bởi phương pháp hòa tan chất aldehyde và chất béo trong rượu, còn màu sắc tươi ngon là do nhà sản xuất thêm vào đó phẩm màu công nghiệp.
Khi ăn thạch có màu sắc và hương vị nhân tạo, không chỉ không có giá trị dinh dưỡng, mà vì chức năng thải độc của gan, thận của bé còn kém nên chất độc dễ tích tụ lại trong cơ thể, gây cản trở quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của bé. Hơn nữa, việc ăn thạch thường xuyên trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein, chất sắt và kẽm của cơ thể bé, dẫn tới những bất thường về vị giác, thậm chí gây ra chứng nghẽn mạch phổi.
Cuối cùng, nguy cơ bị hóc, tắc nghẹn dẫn đến tử vong khi các bé ăn thạch không có sự giám sát của người lớn cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, bé dưới 1 tuổi hoàn toàn không nên cho ăn thạch. Những độ tuổi khác, cần giám sát của cha mẹ.
Theo khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc đối với 19 loại thạch hoa quả của 7 nhãn hiệu đang lưu hành trên thị trường nước này, có 9 loại sử dụng chất tạo ngọt cyclamate, 7 loại hàm lượng đường hóa học vượt quá tiêu chuẩn quốc gia. Việc thêm các chất tạo ngọt vào thực phẩm vốn không có hại cho cơ thể, nhưng nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì chắc chắn gây ra hậu quả. Ngay cả khi hàm lượng các chất phụ gia đúng tiêu chuẩn thì việc ăn nhiều cũng vẫn khiến chất phụ gia tích tụ lại, ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể bé.
Theo An Ninh Thủ Đô
- Cho con tiếp xúc với thể thao (09:24:00 23/02/2010)
- Nhận biết nhiễm trùng đường tiểu ở bé (16:19:00 21/02/2010)
- Phòng táo bón tái phát cho bé (09:45:00 19/02/2010)
- Giữ răng chắc khỏe cho bé ngày Tết (16:29:00 16/02/2010)
- Đề phòng tai nạn cho bé ngày giáp Tết (10:39:00 11/02/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |