- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chọn quần áo an toàn cho bé
Nên chọn quần áo cho con bằng loại vải mềm, nhẹ, tránh vải có sợi kim tuyến (hay dạ gai, xơ) vì mặc vào sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Nếu chọn vải dạ nên chọn loại có lớp lót phía trong, đảm bảo bé không bị ngứa mà vẫn ấm...
PGS.TS Nghiêm Xuân Thung (khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên) cho rằng, quần áo có nồng độ pH cao quá 8,0 sẽ không tốt cho sức khoẻ người mặc, nhất là đồ dành cho các bé.
"Nồng độ pH cao trong quần áo sẽ dễ dàng tan ra khi có mồ hôi. Lúc này, bé sẽ có cảm giác ngứa, rít, khó chịu, thậm chí viêm loét da" - PGS Thung cảnh báo.
Theo ông Nguyễn Sĩ Phương (phó viện trưởng Viện Dệt may), trong chỉ tiêu sinh thái dệt của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đề cập nhiều về nồng độ pH còn tồn dư trong quần áo, kể cả quần áo cho các bé. Vải và quần áo nhập về nước cũng chưa kiểm tra về nồng độ này. pH có thể có từ quá trình sản xuất sợi vải như tẩy, tuốt hay hồ...
Về chất liệu vải, ông Nguyễn Sĩ Phương phân tích: Vải terylene, nilon và spandex là sợi tổng hợp được chiết xuất từ dầu mỏ, đảm bảo vệ sinh, hút ẩm và thoáng khí, tốt cho sức khoẻ của các bé. Còn sợi gai làm từ sợi nhân tạo, khả năng hút ẩm kém.
"Có thể vì lý do nào đó như lợi nhuận, nhà sản xuất đã thay thế loại vải. Trẻ em mặc quần áo loại vải này sẽ bị ngứa, mẩn vì bị chà xát" - ông Phương cho hay.
Các chuyên gia đều cho rằng, có thể giảm bớt nồng độ pH ở quần áo bằng cách ngâm kỹ vào nước sau đó giặt sạch trước khi mặc. "pH là chất tan trong nước, vì thế ngâm lâu sẽ giảm được nồng độ" - PGS Thung cho hay.
Nhãn một đằng, chất lượng một nẻo
Thông tin được các phương tiện truyền thông trích nguồn từ Ủy ban Công nghiệp và Thương mại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, nhiều lô quần áo trẻ em có chỉ số pH cao hơn 8,7 trong khi hạn mức tiêu chuẩn là 7,5 pH. Có lô hàng quần áo được ghi ngoài nhãn mác làm từ sợi terylene (sợi tổng hợp), nilon và spandex nhưng lại sử dụng sợi gai. Hàng loạt quần áo trẻ em có độ bền màu kém và sợi vải chứa các chất độc hại quá mức. Chỉ có 53,5% vải sợi may quần áo là đạt tiêu chuẩn an toàn.
Khảo sát tại một số địa điểm bán nhiều quần áo trẻ em tại Hà Nội cho thấy, nguồn hàng chủ yếu là từ Trung Quốc, nhiều loại quần áo không có chỉ số hay ký hiệu về độ an toàn.
"Hầu hết các mẹ đều chọn kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ, ít khi chú ý đến chất liệu vải, nhãn mác hay hóa chất có trong quần áo cho con" -chị Nguyễn Thùy Trang (cửa hàng Baby Star, Sơn Tây, Hà Nội) cho hay.
Theo KH & ĐS
- Tránh để bé sâu răng ngày Tết (08:00:00 02/02/2010)
- Lưu ý ăn uống cho bé ngày Tết (21:24:00 31/01/2010)
- Nguyên nhân và cách phòng cận thị cho con (08:47:00 29/01/2010)
- Triệu chứng tiêu chảy cấp do virus rota (15:15:00 28/01/2010)
- Tìm hiểu bệnh Kawasaki ở bé (08:39:00 27/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |