- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân và cách phòng cận thị cho con
Bệnh cận thị ở các bé đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ.
Nguyên nhân
Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.
- Bé thiếu ngủ (hoặc ít ngủ), đặc biệt là trong khoảng 7-9 tuổi và 12-14 tuổi. Nếu bé ngủ quá ít (hoặc do không đủ thời gian ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều) rất dễ gây ra cận thị.
- Bé sinh ra mà trọng lượng quá nhẹ: hầu hết bé sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Bé sơ sinh thiếu tháng: bé sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.
- Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền: mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
- Bé xem tivi quá gần: nếu như ngày nào bé cũng xem tivi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới tivi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy, một số bé bị cận thị, một số khác thì không.
Phòng ngừa
- Một trong những điều cốt yếu là ánh sáng phải thích hợp. Hãy luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt bé mệt mỏi, cần phải tránh.
- Không để bé đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Chỉ 1 giờ là phải nghỉ đọc (viết) một lát, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Cũng không nên xem ti vi 2–3 giờ liền.
- Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của con. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách (trang giấy) cần khoảng 30-50cm. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.
- Tư thế ngồi học của bé phải ngay ngắn. Khi viết, không để đầu bé nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, không vừa ăn vừa xem sách báo (xem tivi); không vừa đi vừa xem sách.
- Cần hình thành thói quen tự giác, kiên trì làm những động tác nhắm mắt cho con, không những làm vào thời gian qui định trên lớp học, mà ngay cả sau những lúc học tập, xem sách đều cần thường xuyên làm.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Cho bé ăn nhiều thực phẩm, gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục.
- Giáo dục cho con thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.
- Các bé nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.
Lưu ý: Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra thị lực là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt suốt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6–9 tuổi.
BS. Vũ Long (SK & ĐS)
- Triệu chứng tiêu chảy cấp do virus rota (15:15:00 28/01/2010)
- Tìm hiểu bệnh Kawasaki ở bé (08:39:00 27/01/2010)
- Phát hiện giun chui ống mật ở bé (09:49:00 26/01/2010)
- 5 nguyên nhân khiến bé lười ăn (08:10:00 25/01/2010)
- Tìm hiểu bệnh Thalassemia ở bé (16:47:00 22/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |