- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Triệu chứng tiêu chảy cấp do virus rota
Bé mắc bệnh tiêu chảy do virus rota thường bị nôn; sau đó, sốt vừa phải. Bé nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu lỏng. Phân lúc đó sẽ toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu.
Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều (có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần trong ngày) nên bé rất dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc kịp thời. Đa số bé sẽ hết tiêu chảy sau 4-8 ngày. Tuy nhiên vẫn có bé kéo dài tiêu lỏng đến hai tuần dù đã chơi và ăn trở lại. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là gây mất nước, nặng nhất là tử vong.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm rotavirus. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở bé từ 6 tháng đến 2 tuổi. Khi mắc bệnh lần đầu, bé thường bị rất nặng và nhẹ dần ở các lần sau. Trong năm năm đầu đời, rất nhiều bé bị nhiễm virus này.
Điều trị và chăm sóc
Theo các nhà chuyên môn, hiện nay bệnh tiêu chảy do virus rota đang "vào mùa". Chỉ trong tháng 12/2009, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã có 720 bé nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy cấp, trong khi đó vào tháng 12/2008 chỉ có 600 ca.
Virus rota là tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất trong mùa đông, chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng. Tiêu chảy cấp do dễ lây lan vì lượng virus thải ra trong phân rất lớn, hơn nữa virus rota lại sống được trong môi trường tự nhiên như trên các bề mặt tiếp xúc của đồ chơi, mặt bàn ghế, trong nước và trên da... |
Bù nước là phương pháp điều trị cơ bản cho người mắc bệnh tiêu chảy. Trong đó, bù nước bằng đường miệng vẫn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất (vì truyền dịch thì bé phải nhập viện và có nguy cơ sốc do truyền dịch). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chứng minh bù nước bằng đường miệng và truyền dịch đều có hiệu quả như nhau.
Tiêu chảy do virus rota thường gây nôn, vì vậy việc điều trị cho bé gặp khó khăn hơn các loại bệnh tiêu chảy khác. Di chứng thường gặp sau thời gian mắc bệnh là bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi con nôn, người mẹ cần bình tĩnh và kiên trì cho bé uống nước, ăn các thức ăn loãng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn, uống, cần thay đồ mới, lau sạch các vết bẩn cho bé vì những vết bẩn bám trên người, quần áo cũng có thể làm bé ngửi thấy mùi, nôn tiếp. Cho bé nằm đầu cao (hoặc ngồi); sau đó, đút từng thìa tránh cho con bị nôn. Nếu bé vẫn tiếp tục nôn thì đút chậm hơn. Sau khi bé khỏi bệnh, cha mẹ nên cho bé ăn thêm bữa để bé tăng cân và phát triển đầy đủ.
Phòng ngừa
Theo các nhà chuyên môn, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus rota là cho bé uống vacxin. Đây là vacxin loại uống, dùng cho các bé hơn 6 tháng tuổi.
Bệnh tiêu chảy do nhiều tác nhân gây ra, do vậy uống vacxin chỉ phòng được virus rota nhưng bé vẫn có thể mắc các bệnh tiêu chảy do các tác nhân khác. Vì vậy, dù bé đã được uống loại vacxin này, cha mẹ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cho con (ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...); riêng người lớn cần duy trì thói quen rửa tay trước khi chế biến món ăn cho con...
Theo SK & ĐS
- Tìm hiểu bệnh Kawasaki ở bé (08:39:00 27/01/2010)
- Phát hiện giun chui ống mật ở bé (09:49:00 26/01/2010)
- 5 nguyên nhân khiến bé lười ăn (08:10:00 25/01/2010)
- Tìm hiểu bệnh Thalassemia ở bé (16:47:00 22/01/2010)
- TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện do tiêu chảy (15:01:00 21/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |