- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
5 nguyên nhân khiến bé lười ăn
Lười (biếng) ăn là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các bậc cha mẹ. Tình trạng này thường gặp ở không chỉ một nhóm bé mà là ở rất nhiều bé với nhiều lứa tuổi và các nguyên nhân khác nhau. Đôi khi việc quá lười ăn và ăn ít sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Thị Thanh Phương (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Xanh Pôn), biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân:
1. Lười ăn tâm lý
Phụ huynh cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao con mình không chịu ăn. Tuyệt đối không nên quát mắng, dọa nạt và đổ thức ăn vào miệng bé khi bé đang khóc… Khi bé ốm, cần phải uống thuốc, cha mẹ không nên trộn thuốc vào thức ăn để đánh lừa bé. Hãy cho bé ăn một cách thoải mái, nếu bé thích tự xúc ăn hãy giúp bé. Nên thường xuyên thay đổi thực phẩm để chế biến món ăn, đặc biệt là các loại rau quả có màu sắc và mùi thơm hấp dẫn và dùng bát, đĩa mà bé thích để đựng thức ăn cho bé…
2. Lười ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn
Cha mẹ nên chú ý chế biến thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Các bữa ăn phải có đủ 4 thành phần của ô vuông thức ăn (đạm, tinh bột, chất béo, rau quả và muối iốt). Một bữa không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ khó tiêu hóa dẫn đến đầy hơi, khó tiêu vì bé dưới 6 tháng cần bú mẹ hoàn toàn; bé 6-12 tháng cần ăn bột; 13-24 tháng cần ăn cháo, phở, mì hoặc cơm nát và trên 2 tuổi ăn cơm bình thường.
Đồng thời, nên thay đổi món ăn thường xuyên cho bé. Khi chuyển sang thức ăn mới cần cho bé ăn từ từ tăng dần để bé thích nghi.
3. Lười ăn do bệnh lý
Bé bị bệnh lý thường thiếu hụt những chất dinh dưỡng, vì vậy nên cho con ăn nhiều bữa nhỏ một ngày và các thức ăn dễ tiêu. Bé trên 2 tuổi nên cho tẩy giun 6 tháng một lần.
4. Lười ăn sinh lý
Do bé có những giai đoạn biến đổi sinh lý như tập lẫy, bò, mọc răng… nên cha mẹ không nên thúc ép con ăn. Hãy kiên nhẫn cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... để chờ bé thích ăn trở lại. Nếu sau khi đã thay đổi món ăn, thay đổi cách cho bé ăn mà bé vẫn không thích ăn thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
5. Lười ăn do thuốc
Thường do sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dẫn tới loạn khuẩn đường ruột. Trường hợp này cha mẹ nên sử dụng các men vi sinh hoặc sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho bé…
Theo Hà Nội Mới
- Tìm hiểu bệnh Thalassemia ở bé (16:47:00 22/01/2010)
- TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện do tiêu chảy (15:01:00 21/01/2010)
- Bé 2 tuổi suýt tắc thở vì mứt mơ (15:01:00 21/01/2010)
- Tác dụng phụ khi tự dùng thuốc nhỏ mắt (09:00:00 21/01/2010)
- Phát hiện dị ứng thuốc ở bé (09:00:00 20/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |