- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
11 triệu chứng nguy hiểm ở bé sơ sinh
Khi chăm sóc bé sơ sinh, cha mẹ cần biết một số dấu hiệu bệnh nặng ở bé. Việc cần làm là đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
1. Bú kém (bú ít hơn nửa số lượng hoặc nửa số lần bú trong ngày); ví dụ, bình thường bé bú 80ml, 8 lần trong ngày (cả ngày lẫn đêm). Nếu bé bú ít hơn 4 lần hay mỗi lần ít hơn 40ml là bú ít.
2. Bỏ bú (không bú hay bú rất ít).
3. Bé bị co giật.
4. Thở bất thường: Bạn đếm nhịp thở của con trong một phút. Nếu trên 60 lần trong một phút, bạn hãy đếm lại lần hai. Nếu vẫn trên 60 lần trong một phút là thở nhanh.
Hoặc bạn quan sát cách bé thở lúc nằm yên xem có thở mệt, thở hổn hển không. Xem vùng bẹ sườn (từ dưới ngực đến bờ sườn) có lõm sâu, rõ rệt không. Nếu có, là thở rút lõm ngực nặng.
Bạn cũng có thể nghe tiếng bé thở xem có êm hay rên rỉ (rên è è). Xem môi và quanh môi có tím hay hồng hào. Thở nhanh, thở rút lõm ngực, thở rên, tím tái là dấu hiệu bị khó thở nặng. Bạn cần đưa con đến bệnh viện.
5. Bạn xem bé có ngủ li bì hay khó đánh thức hay không. Bé sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Tuy nhiên khi thức, bé vẫn cử động tay chân bình thường. Sau khi bú no, bé ngủ yên, hồng hào. Nhưng khi bé ít cử động hơn bình thường, ngủ nhiều (hay quấy khóc mà dỗ không nín), bạn nên đưa con đi khám.
6. Khác với bé lớn và người lớn, bé sơ sinh bị sốt thường là biểu hiện của việc nhiễm trùng nặng và cần phải nhập viện điều trị. Bé sơ sinh bị sốt khi bạn đo nhiệt độ ở nách trên 37,5ºC.
7. Nếu bé bị vàng da quá rốn; vàng da kèm bỏ bú (bú kém), co giật là vàng da nặng, cần nhập viện điều trị.
8. Bé sơ sinh có thể đi tiêu 1-8 lần mỗi ngày, đặc biệt ở bé bú mẹ có thể tiêu nhiều lần. Khi bé đi tiêu nhiều lần hơn, phân lỏng hơn bình thường (hay phân có đờm máu, mùi thối bất thường), bạn nên mang con đi bệnh viện.
9. Nếu rốn của bé bị chảy máu, mủ; vùng da xung quanh rốn tấy đỏ, lan rộng xung quanh thì bé bị nhiễm trùng rốn nặng, cần phải nằm viện. Bé có hơn 10 mụn mủ trên người (hay bị mụn mủ to, tấy đỏ) cũng là dấu hiệu nhiễm trùng nặng, cần đưa đi khám bệnh.
10. Bé chậm đi tiêu sau sinh 48 giờ hay chậm đi tiểu sau sinh 24 giờ.
11. Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to.
BS. Đức Trí (BV. Nhi Đồng I)
- Các biện pháp tăng chiều cao cho con (08:34:00 15/01/2010)
- 4 bất thường vùng kín ở bé trai (09:39:00 14/01/2010)
- Mẹ ép ăn, con đau dạ dày (09:00:00 13/01/2010)
- Cùng con bước vào tuổi dậy thì (09:50:00 12/01/2010)
- Giảm cân cho bé (09:23:00 11/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |