- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Các biện pháp tăng chiều cao cho con
Một số nghiên cứu cho thấy, chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố như dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%); môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bé phát triển chiều cao:
Biện pháp dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của bé. Ngay từ khi mang thai, người mẹ cần ăn cho mình và cho cả con. Người mẹ còn phải chú trọng bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, hoa quả chín, thịt, cá, trứng, sữa... Khi cần, bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A (D, C), nhóm B, canxi, magiê, sắt...
Bạn cần nuôi con với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể bé khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày, cho con ăn 3 bữa ăn chính (sáng, trưa, tối) và thêm 2-3 bữa phụ (vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa). Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất; đồng thời, phải phong phú, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé tăng chiều cao:
- Chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu bé ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành...
- Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, từ 6 tháng đến 18 tuổi, cần khoảng 400-700mg Ca/ngày (cần cho con uống 500-750ml sữa mỗi ngày). Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu phụ, các loại rau...
- Vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A, bé bị quáng gà, chậm lớn và không cao.Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật; cá, bò, lợn, dê; sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như carrot, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào...
- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phômai, trứng, gan, tôm... Da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng. Vì vậy, ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da tiếp xúc với nắng càng lớn càng tốt.
Biện pháp rèn luyện thể lực
Vận động cơ bắp sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng (trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể); tăng cường lượng canxi vào mô xương, giúp xương vững chắc hơn và phát triển. Bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của con ở trường.
Biện pháp khác
- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho bé. Ngủ ngon (ngủ sâu) giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng; tăng hấp thu canxi; kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu lứa tuổi. Nhìn chung, bé cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên cho con được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, với một không gian yên tĩnh, (đông ấm, hè mát).
- Chăm sóc y tế: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp bé ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc; nhờ đó, bé có điều kiện lớn nhanh hơn.
Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao
- Giai đoạn trong bào thai: Khi mang thai, nếu người mẹ ăn uống tốt (tăng từ 10-20kg) thì con sẽ đạt chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu, bé tăng 25cm; 2 năm tiếp theo, mỗi năm bé cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
- Giai đoạn dậy thì (bình thường con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12- 8 tuổi): Trong thời gian dậy thì sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng 8-12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho bé suốt trong thời gian dậy thì. Sau đó, cơ thể bé cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm (tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì).
Ước tính chiều cao của bé khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn, lúc 2 tuổi cao 82cm thì khi lớn sẽ cao 1,64m); Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ, khi 10 tuổi cao 1,4m thì lúc trưởng thành sẽ cao 1,75m).
BS. Ninh Hồng (SK & ĐS)
- 4 bất thường vùng kín ở bé trai (09:39:00 14/01/2010)
- Mẹ ép ăn, con đau dạ dày (09:00:00 13/01/2010)
- Cùng con bước vào tuổi dậy thì (09:50:00 12/01/2010)
- Giảm cân cho bé (09:23:00 11/01/2010)
- Tắm cho bé sơ sinh mùa lạnh (09:04:00 08/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |