- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹ ép ăn, con đau dạ dày
Gần đây, thấy con trai kêu đau bụng nhưng một lúc là hết nên chị Liên nghĩ con giả vờ để trốn ăn. Chỉ đến khi thấy con nôn ra máu, chị mới hoảng hốt đưa cháu đi khám và biết bé bị đau dạ dày.
Mới đầu con kêu đau bụng thì chị nghĩ có khi bé bị đau bụng giun. Nhưng, chị đã mua thuốc cho con uống mà bé vẫn kêu đau. Cứ đến giờ ăn là y như rằng chị thấy con nhăn mặt. Hôm nào mẹ bảo: "Đau bụng thì thôi không ăn nữa" là bé lại chạy nhảy tung tăng đi chơi, không thấy kêu ca.
"Tôi nghĩ chắc con không thích ăn nên mới giả vờ thế, chứ không phải bệnh tật gì. Đến khi bác sĩ bảo bé bị đau dạ dày, tôi cũng vẫn không tin vì trẻ con có ăn uống gì bậy bạ, thất thường đâu mà bị bệnh này được" - chị Liên tâm sự.
Ảnh: Corbis. |
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) thì giống như chị Liên, rất nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở các bé. Bé có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14.
"Nhiều cha mẹ không hiểu vì sao con mình bị đau dạ dày. Trường hợp con chị Liên, nguyên nhân bé mắc bệnh là do stress vì bị ép ăn. Thực tế không một cha mẹ nào nghĩ mình ép con ăn lại khiến con mắc bệnh" - tiến sĩ Dũng cho biết.
Cũng theo ông, đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở bé. Trong số những bé đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ thì có đến quá nửa là đau dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở các bé, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề stress. Ở bé lớn là do bị ép học quá nhiều. Một số cha mẹ vì muốn con học giỏi, muốn quản lý con mà tìm cách đăng ký cho con học càng nhiều lớp càng tốt, học ở trường, học thêm, gia sư... Với bé ít tuổi, lý do lại là vì bị ép ăn. Cha mẹ nào cũng thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay kêu "Ăn chậm quá, ăn nhanh lên. Từ đầu bữa đến cuối bữa mãi không hết bát cơm". Điều này khiến bé lúc nào ăn cũng lo lắng, không cảm thấy ngon miệng nữa.
"Cảm giác thèm ăn rất quan trọng, với các bé cũng vậy. Khi ép bé cố nuốt sẽ khiến bé có cảm giác muốn nôn ọe, thậm chí ợ lên, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản (dịch dạ dày chứa axit trào lên thực quản). Điều này rất nguy hiểm" - tiến sĩ Dũng cho biết.
Theo tiến sĩ, dạ dày có thể chịu được axit còn thực quản không chịu được nên mới gây ợ nóng. Nếu trào lên họng sẽ gây ho. Để lâu có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn H.Pylori phối hợp với một trong 2 yếu tố gây stress như trên. Các bé bình thường cũng có một tỷ lệ nhất định mang vi khuẩn này (30-50%), nhưng chỉ khi bị tác động của 2 yếu tố kia mới gây bệnh và khiến bệnh càng nặng hơn.
Tiến sĩ Dũng cho biết, biểu hiện của bệnh chủ yếu là những cơn đau bụng, không dữ dội mà âm ỉ, giống như giả vờ một lúc là hết. Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ các bé không diễn tả đúng cơn đau, vị trí đau nên nhiều trường hợp người lớn dễ bỏ qua. Một số phụ huynh lại nghĩ trẻ đau bụng do ăn uống, giun sán, nên thường cho con uống thuốc tẩy giun.
Ngoài ra, ở một số cháu có biểu hiện cấp tính như đột ngột nôn, đi ngoài ra máu, có trường hợp da xanh lớt, mệt không học được, gục trên lớp gia đình đưa đến bệnh viện thì biết chắc chắn là đau dạ dày.
Tuy nhiên, ở một số cháu không nôn ra máu mà chỉ đi ngoài phân đen, trường hợp này khó phát hiện. Vì người Việt Nam, dù là các bé hay người lớn đều không có thói quen nhìn phân, vì thế khó nghĩ đến viêm loét thành tá tràng, dẫn đến chảy máu nhiều.
Tiến sĩ Dũng cho biết, điều cha mẹ cần lưu ý là biểu hiện đau dạ dày ở bé và người lớn là khác nhau. Chẳng hạn, người lớn thường hay ợ chua, ợ hơi nhưng các bé thì thường rất ít khi có các biểu hiện này.
"Cùng là biểu hiện đau dạ dày, nhưng người lớn đau thượng vị các cháu thì đau khắp bụng. Vì thế, nếu đối chiếu triệu chứng đau dạ dày của người lớn vào các chau thì nhiều khi sẽ bị bỏ sót" - tiến sĩ Dũng nói.
Tiến sĩ Dũng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm nếu thấy con hay kêu đau bụng. Tình trạng viêm, loét để càng lâu có thể loét sâu, ăn vào mạch máu, gây chảy máu. Lúc này cần phải truyền máu, cầm máu, trường hợp đặc biệt không cầm máu nổi phải nội soi can thiệp. Đã có cháu phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày.
Bệnh này có thể điều trị trong thời gian ngắn, khoảng 1-2 tháng hay lâu hơn là 3-6 tháng, dùng thuốc để giảm tiết dịch vị, chống axit dạ dày; dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải loại bỏ được những yếu tố gây căng thẳng ở bé, để bệnh không tái đi tái lại nghiêm trọng hơn.
Theo VnE
- Cùng con bước vào tuổi dậy thì (09:50:00 12/01/2010)
- Giảm cân cho bé (09:23:00 11/01/2010)
- Tắm cho bé sơ sinh mùa lạnh (09:04:00 08/01/2010)
- Tâm lý ảnh hưởng do bố hay mắng chửi (09:07:00 07/01/2010)
- Những cách chăm con chưa đúng (09:24:00 06/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |