- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cùng con bước vào tuổi dậy thì
Dậy thì là giai đoạn quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Tuổi dậy thì trung bình ở bé gái là khoảng 10 tuổi và 12 tuổi ở bé trai.
Tìm hiểu dậy thì sớm
Dậy thì sớm là khi bắt đầu có các dấu hiệu dậy thì trước 7-8 tuổi (ở bé gái) và trước 9 tuổi (ở bé trai), có thể gây khó khăn cho bé về thể chất lẫn tinh thần và là dấu hiệu của bệnh lý.
Dấu hiệu: Ở bé gái, các dấu hiệu bên ngoài như sau: tăng chiều cao nhanh chóng; bắt đầu có kinh nguyệt; nổi mụn, cơ thể toát "mùi" đặc trưng.
Ở bé trai: tăng kích thước dương vật hay tinh hoàn; mọc lông nách, lông mu hay lông mặt; giọng trầm; nổi mụn, cơ thể toát "mùi" đặc trưng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn (Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương), dậy thì sớm được chia làm hai loại: Dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả.
- Dậy thì sớm thật: Có nguồn gốc từ sự tăng tiết một hormone ở vùng dưới đồi tuyến yên, chỉ huy các tuyến sinh dục hoạt động. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là u não. Cách giải quyết là cắt bỏ u hoặc nếu u ở sâu không lấy được thì dùng tia xạ và thuốc. Một số trường hợp hormone tăng tiết mà không tìm thấy nguyên nhân, có thể điều trị bằng Diphereline (một thuốc làm mất tác dụng của hormone kể trên).
- Dậy thì sớm giả: Bắt nguồn từ các vấn đề ở tuyến thượng thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng. Ở những bé bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hormone sinh dục nam quá nhiều khiến bé trai bị dậy thì sớm. Ngoài ra, khối u ở tinh hoàn (tỷ lệ ác tính cao) cũng gây tăng tiết horomne sinh dục và gây dậy thì sớm. Ở bé gái, chứng u nang buồng trứng cũng gây dậy thì sớm. Tùy theo nguyên nhân, các trường hợp dậy thì sớm giả được điều trị bằng thuốc nội tiết dành cho tuyến thượng thận, cắt bỏ u...
Ảnh hưởng: Khi giai đoạn dậy thì kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao cũng dừng lại. Do xương đã trưởng thành và sự phát triển xương ngưng lại trước độ tuổi thông thường, các bé dậy thì sớm thường không đạt được chiều cao đầy đủ khi trưởng thành. Dậy thì sớm cũng có thể gây khó khăn cho bé về tinh thần và về mặt xã hội. Chẳng hạn, các bé gái dậy thì sớm có thể xấu hổ (hoặc ngượng) về những thay đổi thể chất của mình so với bạn bè cùng trang lứa dẫn đến cách cư xử của bé cũng thay đổi. Bé gái có thể buồn rầu và dễ cáu. Bé trai có thể hay gây gổ nhiều hơn.
Mặt khác, các bé mặc dù dậy thì sớm về sinh lý nhưng tâm lý lại không phát triển nên rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng quấy rối tình dục. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến sự phát triển của con. Khi phát hiện con có những biểu hiện bất thường so với lứa tuổi, cần đưa con đi khám.
Nhu cầu phát triển tâm sinh lý của bé 10 tuổi
Chị Cẩm Nguyệt (P.12, Phú Nhuận, TP HCM) gửi thư tâm sự: "Con gái tôi học lớp 5. Mới đây, tôi phát hiện chuyện động trời: bạn trai gửi cho cháu một bức thư tình, lời lẽ rất ngọt ngào. Không được dùng điện thoại, nhưng thỉnh thoảng cháu mượn thì tôi vẫn cho. Mỗi lần điện thoại hay nhắn tin cho bạn xong, cháu liền xóa hết. Có lần, cháu vừa nhắn tin xong thì có đến mấy chục tin nhắn gửi vào, toàn những lời lẽ đại loại như "Tớ yêu cậu nhiều lắm", "Sao cậu ghen mãi thế"... Tôi tá hỏa, mắng con một trận tơi bời, không ngờ cháu cãi lại "Ba mẹ có bao giờ quan tâm đến con đâu, lúc nào cũng áp đặt con theo cách nghĩ của ba mẹ. Con muốn tâm sự với mẹ nhưng lúc nào mẹ cũng nói bận rồi, nếu không thì mẹ cũng bảo lo học đi, tâm với sự cái gì”.
Chị Nguyệt cho biết, vì nghĩ con mới tí tuổi đầu, làm gì đã có tâm sự, nên chị không quan tâm, dù nhiều lần bé muốn tâm tình cùng mẹ. Hậu quả, mọi diễn biến về tâm sinh lý của con gái đã vượt khỏi tầm kiểm soát của chị.
Tương tự, chị Hà Anh (P.Tân Định, Q.1, TP HCM) kể: Sáu giờ sáng thứ hai, chị gọi bé Na dậy đi học, nhưng gọi mãi con không dậy, cứ nằm mê mệt. Phát hiện chai thuốc ho để trên bàn của con không còn giọt nào, chị vội đưa con đi bệnh viện. May mà cháu chưa bị ảnh hưởng gì nhiều. Khi cháu đã tỉnh lại, ôm con vào lòng, chị hỏi: "Thuốc ho ngọt, con thích uống lắm sao?", con gái chị mới thỏ thẻ: "Tại ba mẹ yêu cu Bi hơn nên con muốn uống cái đó để ngủ luôn cho quên, không bao giờ dậy nữa".
Lúc bé Na 5 tuổi, vợ chồng chị mới quyết định có đứa con thứ hai. Sau 5 năm kế hoạch, chị bị tắc vòi trứng, phải điều trị mất 5 năm nữa. Vì thế, cu Bi ra đời trong niềm vui khôn tả của gia đình, ai cũng chăm bẵm vào cu Bi. Đôi lúc đùa giỡn, chồng chị còn bảo con gái: "Chị Na ra rìa rồi nhé”. Có lần, chị cũng thoáng thấy vẻ giận hờn của con gái, nhưng quá bận rộn lo cho cu Bi, chị quên luôn.
Chủ nhật, đại gia đình làm đầy tháng cu Bi, ông bà, các cô chú ai cũng có quà cho Bi. Đến lúc vào bàn ăn cơm thấy thiếu bé Na, chị tìm khắp nơi mới phát hiện con gái chui lên gác xép nằm đọc sách. Chị giận quá, vừa lôi xềnh xệch con xuống, vừa mắng. Thế là sáng thứ hai xảy ra chuyện.
Từ Q.6 (TP HCM), chị Hoài Phương (mẹ của cháu Hoàng Tuấn, 10 tuổi) đã tìm đến báo giới với mong muốn sự việc xảy ra với con chị được đưa lên báo để các bà mẹ rút kinh nghiệm. Chị nhận được giấy mời của thầy giáo chủ nhiệm lớp, thông báo việc con trai chị chép bài của bạn khi thi môn toán. Vốn nóng tính, đợi con đi học về, chị bắt con nằm sấp trên giường, không hỏi han gì, cứ thế mà đánh. Vừa đánh con, chị vừa nói: "Copy này, tao đánh cho mày chừa cái thói ăn cắp". Thằng bé khóc tức tưởi, vừa khóc vừa nói "con không ăn cắp".
Bữa cơm tối bé không ra ăn cơm, chị vẫn còn giận nên cũng mặc kệ. 10h tối, đến giờ đi ngủ, chị ghé mắt vào phòng con xem thế nào thì phòng không có ai. Tìm con khắp nhà rồi quanh nhà cũng không thấy đâu (chồng lại đang đi công tác xa), chị thật sự hốt hoảng. Chị chạy sang nhà hàng xóm, nhờ mọi người tìm giúp. Cuối cùng, cũng tìm thấy con chị đang nằm ngủ co quắp trên ghế đá công viên cách nhà 1km, đầu gối lên chiếc túi xốp, bên trong có mấy bộ quần áo.
Sau sự việc đó, chị mới chịu nghe ý kiến của con. Bé Tuấn ngồi cạnh một bạn học sinh giỏi trong lớp. Khi làm bài thi môn toán, có một câu cháu làm rồi mà không chắc là đúng, mới quay qua hỏi bạn đáp số. Bạn đó không nói, cháu với tay sang cầm bài của bạn để tìm đáp số bài toán, nhưng chưa nhìn thấy thì bạn đã hô hoán lên với thầy giáo. Chị ân hận vì đã đánh mà không chịu hỏi han con cho rõ, con muốn giải thích chị cũng không thèm nghe, khiến con tuyệt vọng bỏ nhà đi.
Ứng xử bằng lắng nghe con: Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Thị Sai, 10 tuổi là bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng tâm sinh lý, đang trong thời kỳ quá độ phát triển thành người lớn. Đây là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý mạnh nhất của các em, sẽ kéo dài cho đến hết cấp II. Ở thời điểm này, các em muốn được tôn trọng như người lớn và có thể có những hành động để chứng minh mình không còn là trẻ con nữa.
Cha mẹ cần phải quan tâm sâu sát đến con. Bởi lúc này, các em cần được nâng đỡ, do nhu cầu muốn được làm người lớn mâu thuẫn với khả năng thực tế khiến bé rất dễ bị vấp ngã. Hãy gần gũi và xem con như bạn, đừng áp đặt con theo ý mình, nếu không, các bé sẽ không bao giờ muốn trò chuyện với bạn. Ở cả ba trường hợp trên, các em đều rơi vào khủng hoảng tâm lý, lại không nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ nên đã có những hành vi và quyết định nông nổi.
Quan tâm đến cuộc sống của con: Hãy tham dự các hoạt động thể thao và các buổi trình diễn văn nghệ của con. Đề nghị giúp con thực hiện các đề án trong trường học hay dẫn bé và bạn bè đi chơi công viên. Hãy hỏi thăm về bạn bè và các môn học của con, đồng thời cố gắng nói chuyện cởi mở hơn.
Lập những quy định nền tảng: Hãy cho phép con đi chơi với bạn bè khi nào bé còn tuân thủ quy định, đi về đúng giờ và không gây ra phiền toái. Bé cần có cảm giác được tin cậy. Hãy giải thích cho con hậu quả những hành động sai và tìm hình phạt.
Giao cho com trách nhiệm đối với công việc nhà: Bằng cách cho bé tham gia vào cuộc sống chung (phân công một số việc phù hợp), các bé sẽ tự động cảm thấy gắn bó hơn với gia đình.
Cho con thời gian “biến mất” khỏi gia đình: Bạn phải chấp nhận thời điểm con ít chịu quẩn quanh bên cha mẹ, như hồi còn bé. Có thể đôi lúc bạn sẽ cảm giác ở lứa tuổi này sao con lại “ích kỷ” thế. Nhưng sau một thời gian trải nghiệm, các bé sẽ hiểu được cha mẹ đã nỗ lực ra sao để có một gia đình tuyệt vời như vậy.
Theo Khoa Học & Đời Sống / Phunuonline
- Giảm cân cho bé (09:23:00 11/01/2010)
- Tắm cho bé sơ sinh mùa lạnh (09:04:00 08/01/2010)
- Tâm lý ảnh hưởng do bố hay mắng chửi (09:07:00 07/01/2010)
- Những cách chăm con chưa đúng (09:24:00 06/01/2010)
- Khi con hay bị nôn trớ hoặc ho (09:07:00 05/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |