- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
4 bất thường vùng kín ở bé trai
Trong tuần đầu tiên, bé trai có thể bị phù (cơ quan sinh dục trông quá to và như bị sưng). Điều này liên quan đến việc có quá nhiều hormone của mẹ đi vào cơ thể của con thông qua nhau thai hay sữa mẹ. Thông thường, hiện tượng phù sẽ hết sau vài ngày. Nhưng nếu như đến cuối tuần thứ 2 mà hiện tượng sưng vẫn còn thì cần cho con đi khám bác sĩ.
Khi cơ quan sinh dục của bé trai như không có (hoặc quá nhỏ) thì gọi là dương vật không rõ ràng. Các trường hợp dưới đây cũng hay bị nhầm thành không rõ ràng:
1. Dương vật có vạt da hai bên thân
Dương vật có kích thước bình thường nhưng mảnh da hai bên bìu (phát triển và dính vào thân dương vật). Tình trạng này có thể bẩm sinh hoặc do cắt chít bao quy đầu quá rộng, gây dính da bìu vào da dương vật. Dương vật có vạt da thường không gây ra vấn đề gì và có thể khắc phục bằng ngoại khoa.
2. Dương vật tụt
Tuy dương vật có kích thước bình thường nhưng bị che lấp bởi đám mô mỡ ở vùng mu. Tình trạng này còn được gọi là dương vật bị vùi hay bị giấu. Một số bé từ khi mới sinh ra đã "tụt" và số khác bị sau khi cắt bao quy đầu. Tình trạng này hay gặp ở bé trai tuổi chập chững, đôi khi ở cả vị thành niên béo phì. Nếu dương vật có thể lộ ra khi kéo nhẹ hay khi đẩy từ dưới lên quanh mô mỡ dày thì không cần can thiệp gì vì thường tình trạng này sẽ hết theo thời gian. Đôi khi, bé cần được can thiệp ngoại khoa. Cả hai trường hợp trên đều không bị ảnh hưởng về chức năng tiết niệu và cương dương sau này.
3. Dương vật bị kẹt Việc chăm sóc cho cơ quan sinh dục bé trai phải thực hiện thường xuyên trong mỗi lần thay tã lót bằng cách rửa nước ấm.
Dương vật có kích thước bình thường, một phần bị kẹt trong đám mô mỡ ở vùng mu, thường là do cắt bao quy đầu gây ra. Sự thành hình sẹo hay dính đã làm cho dương vật bị kẹt lại trong đám mô mỡ. Tình trạng này dễ làm cho bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do bị ứ đọng nước tiểu, vì vậy cần can thiệp ngoại khoa.
Khi rửa, phải kéo da quy đầu ra để lộ dương vật. Ở đó có sự tích tụ chất giống như mỡ. Nếu thấy da quy đầu bị đỏ thì mỗi ngày cần vài lần dùng bông thấm dung dịch thuốc tím loãng để lau.
4. Dương vật bé (nhỏ)
Chiều dài khi cương quan trọng hơn là ở "trạng thái nghỉ". Kéo nhẹ dương vật và đo từ gốc đến ngọn, loại trừ đám mô mỡ vùng mu để có chiều dài tính từ gốc. Ở bé sơ sinh, dương vật dưới 1,9cm thì coi là dương vật bé.
Dương vật bé xảy ra khi có vấn đề hormone ở một thời điểm nào đó sau tuần thứ 14 của thai nghén. Cần kiểm tra nồng độ hormone, các nhiễm sắc thể để xem có hội chứng nào về gene không. Thử nghiệm dùng testosterone trong 3 tháng, nếu dương vật phát triển thì có nhiều triển vọng rằng khi trưởng thành, bé sẽ có kích thước và chức năng dương vật bình thường. Nếu dương vật không đáp ứng với kích thích testosterone thì có khó khăn về vấn đề giới.
BS. Huy Tuấn (SK & ĐS)
- Mẹ ép ăn, con đau dạ dày (09:00:00 13/01/2010)
- Cùng con bước vào tuổi dậy thì (09:50:00 12/01/2010)
- Giảm cân cho bé (09:23:00 11/01/2010)
- Tắm cho bé sơ sinh mùa lạnh (09:04:00 08/01/2010)
- Tâm lý ảnh hưởng do bố hay mắng chửi (09:07:00 07/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |