- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tắm cho bé sơ sinh mùa lạnh
Theo các chuyên gia, việc tắm cho bé sơ sinh chỉ để sạch sẽ, tăng khả năng bảo vệ các tế bào thượng bì… chứ không có chuyện tắm để chóng lớn. Với mùa đông giá rét, nên tắm 2 ngày một lần ở nhiệt độ tương đương với bào thai khi trong tử cung mẹ.
Quan niệm không khoa học
Rất nhiều người mẹ (người bà) cho rằng, bé mới sinh ra nên thường xuyên tắm gội, giúp bé nhanh lớn, Kết quả, dễ dẫn đến hiện tượng viêm đường hô hấp, viêm phổi...
Theo PGS.TS Trần Thị Thanh Hương (nguyên Trưởng khoa Sinh, trường ĐH Y Hà Nội), suy nghĩ tắm cho bé sơ sinh để chóng lớn chỉ là quan niệm mà chưa có một cơ sở khoa học hay một tài liệu nào chứng minh được.
Tắm giúp tẩy vi khuẩn gây bệnh
Sơ sinh là giai đoạn tính từ khi em bé chào đời cho tới hết tuần thứ 4. Đây là thời kỳ chuyển tiếp cuộc sống trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ sang cuộc sống tự lập bên ngoài.
Theo Ths. Cù Minh Hiền (Phó trưởng phòng Khám, Bệnh viện Nhi TƯ), khi mới sinh, bé sẽ có nhiều "gây" - chất nhầy từ trong tử cung của mẹ bám vào. Hơn nữa, hằng ngày bé có hàng triệu tế bào trên da chết đi, được kết lại. Da của bé còn mỏng, sức đề kháng kém nên nếu bị dính phân, mồ hôi, nước tiểu, sữa... dễ bị hăm, đỏ, mẩn ngứa. Tắm sẽ tẩy rửa được vi khuẩn gây bệnh trên bề mặt da bé, tăng khả năng tự bảo vệ, tạo thuận lợi cho việc bài tiết tuyến mỡ và tuyến mồ hôi dưới da. Hơn nữa, khi tiếp xúc với nước, bé sẽ cảm thấy dễ chịu như được sống trong tử cung của mẹ.
Tắm cho con trong mùa đông
ThS. Hiền khuyên, đối với những ngày hè, trời nóng việc tắm cho bé đơn giản hơn, người mẹ nên tắm thường xuyên. Còn khi mùa đông (trời rét, nhiệt độ xuống thấp),
nên cách một ngày tắm cho con một lần.
"Một số nước phương Tây thường tắm cho bé sơ sinh bằng vòi hoa sen; giội nước từ đầu xuống chân hoặc vào các bồn chứa đầy nước... nhưng trong nhà thường có lò sưởi nên giữ được nhiệt độ. Còn ở Việt Nam thì nên căn vào thời tiết để tắm cho con" - ThS. Cù Minh Hiền ( Phó trưởng khoa Khám, Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết.
- Phải duy trì nhiệt độ nước gần như nhiệt độ trong buồng tử cung (từ 32-34ºC), còn nhiệt độ môi trường khoảng 28-29ºC. Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi, để nguội pha với nước ấm (nước sạch không làm bẩn rốn bé).
- Một số người mẹ thấy thời tiết lạnh thường tắm "từng bộ phận", nhưng như vậy càng làm bé sợ nước và rét hơn. Bạn nên để cơ thể bé chìm trong nước, đỡ lấy gáy con, chú ý tránh mất nhiệt khi kỳ rửa cho bé.
- Thời gian tắm gội vào khoảng 5-10 phút. Sau đó, dùng khăn mềm quấn chặt, lau khô bé. Đối với rốn, phải dùng gạc vô trùng lau khô, tránh nhiễm khuẩn.
Theo KH & ĐS
- Tâm lý ảnh hưởng do bố hay mắng chửi (09:07:00 07/01/2010)
- Những cách chăm con chưa đúng (09:24:00 06/01/2010)
- Khi con hay bị nôn trớ hoặc ho (09:07:00 05/01/2010)
- Cách phòng cúm cho con (09:10:00 04/01/2010)
- Nguyên nhân và cách chăm bé suy dinh dưỡng (14:47:00 30/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |