- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Vệ sinh khi bé chảy nước mũi
Nếu nước mũi ở bé chảy ra có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9%, ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, cần đưa bé đi khám tai mũi họng để xác định mức độ, nguyên nhân gây bệnh, giúp dùng thuốc an toàn và hợp lý.
- Nếu dịch mũi chảy xuống họng (bạn phát hiện bằng cách quan sát bé khi ngủ sẽ thấy tiếng thở to hơn bình thường, ho húng hắng, bú không được dài hơi như trước) thì bạn nên đưa bé đi khám sớm. Việc điều trị kịp thời sẽ tránh được tần suất phải sử dụng kháng sinh cho bé.
- Nếu dịch mũi chảy ra có lẫn máu (lờ lờ như máu cá) và có mùi hôi thối ở một bên, nên cảnh giác có dị vật tồn tại lâu ngày trong mũi hoặc các khối u trong hốc mũi đã hoại tử... Việc này không tự xác định được mà bé phải được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm phát hiện sớm để giải quyết kịp thời.
Lưu ý: Dịch mũi cũng là một yếu tố đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi sẽ đồng nghĩa với việc lượng không khí đưa oxy cho cơ thể giảm dẫn đến sức đề kháng của cơ thể cũng không tốt.
Một số lưu ý khi bé bị chảy nước mũi
Giai đoạn nước mũi chảy nhiều, nên hạn chế việc thường xuyên xì mũi; bởi vì, nếu không được nhỏ thuốc làm loãng dịch và xì mũi không đúng cách, dịch mũi sẽ vào tai giữa và xoang. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm xoang cấp.
Dạy bé xì mũi đúng cách: Phải nhỏ thuốc làm cho hốc mũi thông thoáng (các thuốc co mạch) rồi bịt từng bên mũi để xì. Nếu khi xì thấy ù tai, đau tai phải dừng lại, bịt chặt mũi, ngậm mồm rồi nuốt khí liên tục đến khi hết ù.
Lưu ý: Ở các bé, viêm mũi luôn khởi nguồn cho các bệnh nặng khác như viêm phổi, phế quản... thậm chí, có thể có những biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp do liên cầu b tan huyết nhóm A trong dịch mũi gây bệnh. Vì vậy, bố mẹ phải xác định chữa ngay cho con khi bắt đầu có nước mũi.
Chảy nước mũi là biểu hiện mà bất cứ ai trong cuộc đời mình đều đã gặp, đã biết. Chảy nước mũi làm cho người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản... thậm chí để lại di chứng cho bé như bộ mặt V.A (biểu hiện qua các dấu hiện như da xanh, miệng há, môi trên bị kéo xếch lên để lộ răng cửa vẩu, răng hay mọc lệch, môi dưới dài, thõng, đôi mắt mở to, bé có vẻ ngây ngô).
Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp, đó là biểu mô trụ, có lông chuyển, có các tuyến chế tiết liên tục với niêm mạc của xoang và tai giữa. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy để đảm bảo chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính... làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi mà ta vẫn thường gặp.
Ths. Phạm Bích Đào (Sức Khỏe & Đời Sống)
- Chứng hoảng sợ ban đêm ở bé (08:39:00 20/10/2009)
- Nguyên nhân và cách phòng loét miệng cho bé (17:12:00 18/10/2009)
- Chưa xuất hiện kinh nguyệt nhưng có thể mang bầu (09:23:00 16/10/2009)
- Xử trí khi bé bị hóc, bỏng, ngộ độc (11:00:00 15/10/2009)
- Nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé (11:20:00 14/10/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |