- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh này là bé khó chịu, khóc giữa chừng hoặc khóc trước khi đi tiểu.
- Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra.
- Ở bé dưới 2 tuổi, có thể sốt nóng (hoặc ngược lại là hạ thân nhiệt); sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; bú kém, biếng ăn; nôn mửa (hoặc tiêu chảy); cũng có thể chỉ đơn thuần là không tăng cân...
- Bệnh nhi có thể đái ít, đái buốt, nước tiểu đục.
- Ngoài ra, bé bị nhiễm khuẩn đường tiểu thường hay tự ý sờ vào bộ phận sinh dục của mình; cho nên, cha mẹ rất dễ nhận biết bệnh của con thông qua triệu chứng “bàn tay khai”, rất đặc trưng của mùi nước tiểu.
Cách phòng bệnh
Nguy cơ mắc bệnh do đóng bỉm thường xuyên TS. Lê Vương Văn Vệ cũng cho rằng, bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu ở bé gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. |
Cha mẹ nên cho bé uống đủ nước, uống nhiều nước quả để trẻ tăng sức đề kháng; đi tiểu nhiều sẽ tống ra ngoài những vi khuẩn đang ngược lên bàng quang theo thành niệu đạo. Việc thường xuyên đi tiểu ở bé cũng giải phóng tình trạng nước tiểu cũ bị ứ đọng thường xuyên trong bàng quang khiến cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi nảy nở.
Bé sơ sinh cũng có thể mắc bệnh
Bé Tin (3 tháng tuổi) được bố mẹ đưa đến khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) khám vì bị sốt. Sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu, bố mẹ bé bất ngờ khi bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Gia đình cho biết, cháu bị sốt 3 ngày nay. Họ cực kỳ lo lắng vì đang trong thời điểm dịch cúm A/H1N1 và dịch sốt xuất huyết. Trước khi đến bệnh viện, bé Tin đã được bố mẹ đưa đến một phòng khám tư nhân. Sau khi loại bỏ các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp, vị bác sĩ này đã khuyên gia đình đưa bé đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm liên quan đến đường tiết niệu.
Tương tự, trên một diễn đàn, nhiều người mẹ trẻ đã bày tỏ sự ngỡ ngàng, không tin dù bác sĩ đã kết luận con bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thậm chí có người mẹ cầm đơn thuốc của bác sĩ kê, tần ngần đứng trước cửa hiệu thuốc rồi lại về tay không vì không thể tin nổi, bé vừa sinh chưa đầy tháng đã mắc bệnh này.
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất hay gặp ở bé, đứng hàng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Hiện có 3 thể nhiễm khuẩn đường tiểu với các biểu hiện lâm sàng như: Viêm thận, bể thận (hay nhiễm khuẩn đường tiểu trên); viêm bàng quang (hay nhiễm khuẩn đường tiểu dưới) và nhiễm khuẩn đường tiểu không có triệu chứng. Theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ (Giám đốc Trung tâm Nam học và hiếm muộn Hà Nội), nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như E.coli, virus, nấm... Ngoài ra, một số dị dạng ở bộ phận sinh dục của bé cũng gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. |
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt cho bé (08:28:00 13/10/2009)
- Chăm bé ốm đúng cách (08:11:00 12/10/2009)
- Phòng bệnh hô hấp cho bé khi chuyển mùa (09:02:00 08/10/2009)
- Lưu ý khi dùng sirô trị ho cho bé (08:06:00 07/10/2009)
- Xử trí khi bé bị sốt cao, co giật (09:05:00 06/10/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |