- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chứng hoảng sợ ban đêm ở bé
Hoảng sợ ban đêm (hoảng sợ khi ngủ) có thể do sang chấn tâm lý, những bất ổn về đời sống như lo âu, chia ly, những khó khăn trong giai đoạn đầu đi học, căng thẳng trong những bất hòa mối quan hệ gia đình.
Bé Hoài Thu (6 tuổi, ở TP Biên Hòa, Đồng Nai) được gia đình đưa đến điều trị tại Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2) với lý do hay mơ hoảng về đêm. Trường hợp của Thu được chẩn đoán là trạng thái hoảng sợ khi ngủ (hay còn được gọi là hoảng sợ ban đêm) - một trường hợp của rối loạn giấc ngủ trẻ em.
Hơn 10% số bé mắc phải tình trạng hoảng sợ trong khi ngủ, đa số tuổi khởi bệnh thường là từ 4–12 tuổi, ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Triệu chứng và nguyên nhân
Hoảng sợ ban đêm là những cơn sợ hãi tột độ về ban đêm kết hợp với tiếng hét to, vận động mạnh và có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao như mạch nhanh (thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi). Bé ngồi hoặc đứng dậy, kêu thét một cách sợ hãi, thường là trong một phần ba đầu của giấc ngủ đêm, đôi khi lao ra cửa như cố gắng chạy trốn, mặc dù rất hiếm khi chạy ra khỏi phòng. Các cơn tái diễn điển hình kéo dài 1-10 phút.
Lúc thức thì bé hoàn toàn không nhớ gì các sự kiện đã xảy ra. Trong cơn hoảng sợ, bé không đáp ứng tương đối với cố gắng của người khác. Các cố gắng này hầu như luôn gây ra mất định hướng và định hình lại phải mất nhiều phút.
Hoảng sợ khi ngủ cũng như nhiều trạng thái rối loạn giấc ngủ khác thường có yếu tố bệnh sinh. Theo các nghiên cứu, bệnh này có sự liên quan chặt chẽ với nguyên nhân di truyền từ cha mẹ. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có quan hệ của bệnh giữa các giai đoạn phát triển. Có ý kiến cho rằng chứng hoảng sợ là do sự chưa ổn định chu kỳ thức ngủ của não; bên cạnh đó, có thể do động kinh...
Các nghiên cứu cũng cho thấy, hoảng sợ ban đêm có thể do nguyên nhân từ các sang chấn tâm lý, những bất ổn về đời sống (sự lo âu, chia ly, những khó khăn trong giai đoạn đầu đi học, căng thẳng trong những bất hòa mối quan hệ gia đình).
Cách xử trí
Các bậc phụ huynh thấy bé có những dấu hiệu bất thường như mô tả ở trên, thì cần phải đưa bé đến khám tại các trung tâm sức khỏe tâm thần trẻ em. Tại đó, các bác sĩ chuyên khoa và các nhà tâm lý lâm sàng sẽ chẩn đoán chính xác và xác định nguyên nhân cụ thể trước khi điều trị. Việc điều trị phối hợp giữa hóa dược và liệu pháp tâm lý là rất cần thiết nếu bé không có những nguyên nhân thực thể. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần thực hiện các phương pháp sau để giúp bé ngủ tốt hơn:
- Trước khi bé đi ngủ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như: Để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi (đài...); không để bé đùa nghịch nhiều; có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Hướng dẫn bé tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm, chậm, sâu, đều.
- Gia đình nên có những biện pháp phòng ngừa tổn thương có thể xảy ra với bé như: Không cho trẻ ngủ giường cao (hoặc không để vật sắc nhọn dễ vỡ gần giường ngủ); đóng cửa lối đi cầu thang, cửa nhà, cửa sổ thấp.
- Khi bé bị cơn hoảng sợ nên an ủi, dỗ dành, nhẹ nhàng đặt bé vào giường.
- Nếu bé bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị “cơn” trong 7 đêm liên tục; sau đó, chủ động đánh thức bé tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước “cơn” vẫn thường bị 15 phút, rồi mới cho bé ngủ tiếp.
BS. Lê Minh Công (Gia Đình & Xã Hội)
- Nguyên nhân và cách phòng loét miệng cho bé (17:12:00 18/10/2009)
- Chưa xuất hiện kinh nguyệt nhưng có thể mang bầu (09:23:00 16/10/2009)
- Xử trí khi bé bị hóc, bỏng, ngộ độc (11:00:00 15/10/2009)
- Nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé (11:20:00 14/10/2009)
- Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt cho bé (08:28:00 13/10/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |